Rượu vang không chỉ là loại thức uống phổ biến, được nhiều người yêu thích mà còn là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo với đa dạng các tầng hương vị. Nắm rõ được cấu trúc rượu vang giúp bạn có thể thưởng thức trọn vẹn hương vị cũng như lựa chọn được sản phẩm phù hợp. Vậy thực chất cấu trúc rượu vang là gì? Cùng khám phá ngay trong bài viết dưới đây của QKAWine.

Cấu trúc của rượu vang là gì?

Cấu trúc của rượu vang là sự cân bằng giữa các yếu tố bao gồm độ chua (axit), hàm lượng tannin, nồng độ cồn, độ ngọt và hương vị. Sự kết hợp hài hòa giữa các thành phần này giúp tạo thành một tổng thể hoàn chỉnh, làm gia tăng sự hấp dẫn cũng như độ phức tạp cho rượu vang. Wine Structure là thuật ngữ được sử dụng để mô tả cảm nhận tổng thể mà vang đem lại cho người thưởng thức.

Axit

Độ tươi mát, sảng khoái của rượu vang được quyết định bởi yếu tố axit. Rượu vang có hàm lượng axit cao thì thường có vị chua, có tác dụng cân bằng độ ngọt, đồng thời làm sạch vòm miệng. Axit làm cho rượu vang có hương vị thanh mát và sống động. Nồng độ axit được cảm nhận thông qua cảm giác “chua” ở nơi đầu lưỡi tạo nên sự sảng khoái và sạch. Một số loại rượu vang trắng có hàm lượng axit cao bao gồm Sauvignon Blanc và Riesling.

Trong rượu vang, axit được phân chia như sau:

  • Axit tartaric: Kiểm soát sự ổn định về độ pH của rượu vang.
  • Axit malic: Tạo vị chua cho vang hệt như quả táo.
  • Axit lactic: Được tạo ra từ quá trình lên men malolactic giúp cho vị chua mềm mịn và mượt mà hơn.

Tannin

Tannin là chất tự nhiên dễ dàng tìm thấy trong hạt, vỏ và cuống của nho. Chất tannin sẽ tạo nên vị khô, đắng nơi đầu lưỡi, giúp đóng góp vào cấu trúc, gia tăng sự phức tạp cũng như kéo dài tuổi thọ cho rượu vang. Thông thường, rượu vang đỏ có hàm lượng tannin nhiều hơn so với rượu vang trắng. Một số loại vang đỏ có chứa hàm lượng tannin cao như Cabernet Sauvignon và Syrah.

tannin là chất tự nhiên có trong vỏ cây, hạt, gỗ sồi
Tannin dễ dàng tìm thấy trong hạt, vỏ và cuống của nho

Nồng độ cồn (Alcohol)

Nồng độ cồn của rượu vang thường ảnh hưởng trực tiếp đến cảm giác nóng ấm mỗi khi uống, đồng thời cũng có sự tác động đến cơ thể. Tùy thuộc vào từng dòng vang khác nhau sẽ có nồng độ cồn khác nhau nhưng thường dao động trong khoảng từ 8% – 15%. Độ cồn là sự kết tinh của quá trình lên men đường của nho. Nó giúp tạo nên độ ấm nóng và sự đầy đặn, tròn trịa cho vang. Bạn hoàn toàn có thể cảm nhận được độ ấm ở ngay cổ họng mỗi khi thưởng thức rượu vang.

Độ ngọt

Độ ngọt của rượu vang ít hay nhiều còn tùy thuộc vào hàm lượng đường còn sót lại sau khi quá trình lên men kết thúc. Độ ngọt được cảm nhận thông qua cảm giác trên đầu lưỡi, tạo sự mềm mại và êm dịu. Chẳng hạn như rượu vang tráng miênhj Sauternes hay Port thường sẽ có độ ngọt cao hơn những dòng vang khô Merlot, Chardonnay ít ngọt hoặc thậm chí không ngọt.

Độ ngọt được phân loại như sau:

  • Rượu vang khô (dry): Rất ít đường hoặc thậm chí không chứa đường.
  • Rượu vang bán ngọt (off – dry): Có ít vị ngọt.
  • Rượu vang ngọt (sweet): Chứa nhiều hàm lượng đường tự nhiên hơn.

Độ đậm đà

Độ đậm đà là cảm nhận về sự đậm đặc và trọng lượng của rượu vang trong khoang miệng. Độ đậm đà có thể được chia thành nhiều cấp độ khác nhau từ nhẹ (light – bodied), trung bình (medium – bodied) cho đến đậm (full -bodied). Ví dụ, Pinot Noir thuộc loại rượu vang nhẹ, Merlot thuộc dòng trung bình và đậm có Cabernet hay Amarone.

Hương vị và hậu vị

Hương vị vang được tạo nên từ nhiều yếu tố khác nhau như giống nho, điều kiện về khí hậu, thổ nhưỡng hay quy trình sản xuất.

  • Hương vị: Đây là sự hài hòa về tổng thể giữa mùi và vị của vang.
  • Hậu vị: Là cảm giác còn sót lại trong khoang miệng mỗi khi nuốt rượu vang. Hậu vị kết thúc kéo dài và phức tạp thì đây chắc chắn là một chai rượu vang ngon và chất lượng.

Một số hương vị chủ yếu có trong rượu vang như:

  • Hương trái cây: Anh đào, dâu tây, táo, mâm xôi, lê, cam quýt,…
  • Hương thảo mộc: Gia vị, quế, thảo mộc, cỏ,…
  • Hương từ gỗ sồi: Caramel, chocolate, vani, gỗ sồi,…

Cách để nhận biết cấu trúc rượu vang

  • Quan sát thông qua màu sắc: Dựa vào màu sắc, chúng ta có thể nhận biết về độ tuổi cũng như độ đậm đà của rượu vang. Dòng vang đỏ trẻ tuổi, thời gian lưu trữ ngắn thường có màu đỏ tươi, trong khi đó vang đỏ lâu năm thì có màu đỏ nâu hoặc gạch. Đối với dòng vang trắng, loại rượu trẻ sẽ là màu vàng nhạt, còn loại lâu năm sẽ có màu vàng sậm.
  • Ngửi hương thơm: Xoay ly, sau đó ngửi để có thể cảm nhận trọn vẹn hương thơm của rượu vang. Cần lưu ý đến các tầng hương thơm khác nhau bao gồm hương hoa quả, hương từ gỗ sồi, hương thảo mộc.
  • Nếm vị rượu: Mỗi khi nếm rượu nên chú ý đến những yếu tố bao gồm độ ngọt, độ chua, nồng độ cồn cũng như hàm lượng tannin. Có thể giữ rượu vang trong khoang miệng một lúc để cảm nhận được sự hài hòa và hậu vị của nó.
ngửi hương thơm là một cách để nhận biết rượu vang
Nhận biết cấu trúc rượu vang thông qua ngửi hương thơm

Làm thế nào để phân biệt cấu trúc của một loại rượu vang?

Phân biệt cấu trúc của một loại rượu vang không hề dễ dàng bởi nó liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau. Tuy nhiên, dựa vào một vài yếu tố cơ bản nên vẫn có thể xác định được cấu trúc rượu vang như:

  • Nồng độ cồn: Thông thường, các dòng vang có nồng độ cồn trên 14% được xếp vào loại rượu có cấu trúc hương vị toàn thân (full – bodied).
  • Giống nho: Có một số giống nho nhất định có thể sản xuất nên rượu vang có cấu trúc hương vị toàn thân (full – bodied).
  • Quá trình trưởng thành trong các thùng gỗ sồi: Tương tự như dòng Bourbon, rượu vang được trưởng thành trong các thùng gỗ sồi tươi thường có xu hướng cấu trúc hương vị toàn thân (full – bodied) và được các nhà sản xuất ghi trên nhãn chai.
  • Điều kiện về khí hậu: Khu vực trồng nho có khí hậu ấm sẽ cho ra hương vị đầy đủ và đậm đà hơn (tuy nhiên, còn phụ thuộc vào nhà làm vang).
  • Dư lượng đường: Hàm lượng đường sau khi lên men còn sót lại sẽ giúp gia tăng cấu trúc hương vị chứ không hề làm tăng vị ngọt của rượu. Điều này rất ít được đề cập cũng như ghi rõ trên nhãn của các chai rượu.

Sự khác nhau giữa ba cấu trúc rượu vang

Ba cấu trúc rượu vang chính bao gồm Light – bodied, Medium – bodied, Full – bodied. Điểm khác biệt giữa ba cấu trúc này được phản ánh qua giống nho, hàm lượng đường, nồng độ cồn và cách ủ rượu.

có 3 cấu trúc rượu vang chính
Có ba cấu trúc rượu vang chính bao gồm Light – bodied, Medium – bodied, Full – bodied

Vang Light – bodied

Rượu vang thuộc cấu trúc Light – bodied thường có xu hướng mỏng, nhẹ và khá nhạt về hương vị. Nồng độ cồn thường rất thấp (dưới 9%), so với các loại vang khác thì có màu sắc nhạt hơn. Hàm lượng tannin thấp, vị chát rất ít tuy nhiên có độ ngọt dịu, mềm mượt, rất dễ uống. Loại này được sản xuất từ các giống nho có màng mỏng và chứa ít đường như Gamay hay Pinot Noir.

Rượu vang đỏ nhẹ

  • Chẳng hạn như Grenache, Pinot Noir và Barbera.
  • Ngon nhất khi thưởng thức rượu vang đỏ nhẹ cùng với các món nướng, cá hấp hay pho mát,…

Rượu vang trắng nhẹ

  • Bao gồm Sauvignon Blanc, Pinot Grigio và Riesling.
  • Kết hợp tuyệt vời cùng với hải sản và cá nướng hay sushi, sasimi.

Vang Medium – bodied

Vang Medium – bodied là loại có cấu trúc hương vị đậm đà vừa phải. Nồng độ cồn dao động trong khoảng từ 9% – 13%, có sắc vang đậm hơn so với Light – bodied với hàm lượng tannin cùng hương vị cũng hài hòa cân bằng hơn. Các loại vang thuộc Medium – bodied thường được làm từ những giống nho có màng dày hơn, chẳng hạn như Merlot, Zinfandel và Sangiovese.

Rượu vang đỏ trung bình

  • Bao gồm Merlot, Nebbiolo và Tempranillo.
  • Thích hợp dùng kèm cùng với các món ăn như Lasagna hay các món có vỏ sò, pizza,…

Rượu vang trắng trung bình

  • Một số giống nho điển hình như Chardonnay chưa pha, Chenin Blanc, Riesling khô và Pinot Gris.
  • Ngon khi khi kết hợp cùng các loại hải sản bao gồm sò điệp, hàu, sashimi, salad,..

Vang Full – bodied

Vang Full – bodied có độ đậm đà cao hơn hẳn, hương vị mạnh mẽ và rất phức tạp. Nồng độ cồn thường rất cao (khoảng trên 13%), sắc vang đậm nhất so với các loại còn lại. Hàm lượng chất tannin cao, có chứa nhiều vị chát và cay. Nó chủ yếu được sản xuất từ những giống nho có chứa nhiều đường và dày.

Rượu vang đỏ đậm

  • Ví dụ: Syrah, Cabernet Sauvignon, Malbec và Carmenere, Zinfandel.
  • Thưởng thức trọn vẹn hương vị vang khi kết hợp cùng các loại thịt đỏ như thịt cừu, thịt bò, thịt lợn hay các món khác như cá hồi, hải sản, tôm hùm nướng,…

Rượu vang trắng đậm

  • Bao gồm Muscat, Chardonnay và Viognier.
  • Thích hợp để kết hợp cùng các món ăn như cá hồi, tôm hùm, thịt gia cầm sốt kem.

Lời kết

Trên đây là bài viết tìm hiểu chi tiết về cấu trúc rượu vang mà QKAWine muốn chia sẻ. Hy vọng với những thông tin được cung cấp sẽ đem lại nhiều kiến thức thú vị cho các bạn. Cảm ơn đã theo dõi!