Hầu hết, mọi chai rượu vang đều có ghi chú “Chứa Sulfites” trên nhãn chai và điều này đã gây ra một số hiểu lầm cho người tiêu dùng. Vậy Contains Sulfites là gì? Chúng có tác dụng gì và liệu đó có phải là nguyên nhân gây ra tình trạng đau đầu hay không? Trong bài viết hôm nay, QKAWine sẽ chia sẻ đến bạn những thông tin hữu ích về Sulfites.

Contains Sulfites là gì?

Contains Sulfites là một thuật ngữ đề cập đến lưu huỳnh đioxit (SO2) và các hợp chất có liên quan, thường được dùng phổ biến như một chất bảo quản và hỗ trợ kỹ thuật trong công nghiệp sản xuất rượu vang, nhờ vào đặc tính chống oxy hóa và kháng khuẩn. Sulfites rất quan trọng trong vấn đề ngăn chặn oxy hóa, duy trì độ tươi ngon của rượu và trong các giai đoạn sản xuất như khử trùng thiết bị, ức chế quá trình lên men khi nghiền dịch quả và chuẩn bị cho công đoạn lên men chính thức, cũng như trong giai đoạn đóng chai.

Contains Sulfites là một chất bảo quản rượu vang vô hại
Contains Sulfites là một chất bảo quản, hỗ trợ kỹ thuật trong công nghiệp sản xuất rượu vang

Sulfites có gây hại không?

Thực tế, việc tiêu thụ Sulfites sẽ không gây ra vấn đề gì, nếu bạn không có tiền sử mắc bệnh hen suyễn nặng hoặc cơ thể thiếu lượng Enzyme cần thiết cho việc phân hủy Sulfite khi chúng xâm nhập vào cơ thể. Theo ước tính FDA, có dưới % dân số Hoa Kỳ nhạy cảm với Sulfite, do vậy, sẽ rất hiếm để bị dị ứng hay có phản ứng ngược với Sulfite. Trường hợp bạn bị dị ứng với Sulfite, thì có khả năng bạn sẽ phát hiện ra khi tiêu thụ các loại thực phẩm khác, chứ không phải rượu vang. Sở dĩ như vậy là vì thực tế, đa số các loại thực phẩm đều có hàm lượng Sulfite cao hơn trong rượu vang.

Rượu vang chứa bao nhiêu % Sulfite?

Trên thực tế, hàm lượng Sulfite có trong rượu vang thường dao động trong khoảng 5 – 200mg/L và giới hạn tốt đa tại Hoa Kỳ là 350mg/L. Thông thường, các chai vang cao cấp sẽ chứa 50mg/L Sulfite.

Với những chai vang có nồng độ axit càng thấp, lượng Sulfite càng cao. Ở pH từ 3.6 trở lên, rượu có xu hướng kém ổn định và cần rất nhiều Sulfite để kéo dài hạn sử dụng. Các chai vang có màu đậm thường cần ít Sulfite hơn so với rượu vang nhạt. Điển hình là một chai vang trắng thường chứa khoảng 100mg/L Sulfite, trong khi đó vang đỏ trung bình chỉ có khoảng 75mg/L lưu huỳnh.

Đối với những dòng vang có hàm lượng đường càng cao, thì Sulfite có trong rượu càng nhiều, nhằm ngăn chặn quá trình lên men thứ cấp của lượng đường dư còn sót lại. Khi được bảo quản ở nhiệt độ cao, hợp chất Sulfite tự do rất dễ tiết ra mùi khó chịu. Bạn có thể khắc phục chúng bằng cách làm lạnh và khử mùi cho rượu.

một chai vang cao cấp thường chứa khoảng 50mg/L Sulfite
Một chai vang cao cấp bình thường sẽ chứa 50mg/L Sulfite

Những lầm tưởng phổ biến nhất về Sulfites trong rượu vang

Sulfites có trong rượu vang là nguyên nhân gây ra tình trạng đau đầu

Vẫn chưa có điều gì chứng minh được mối liên hệ giữa Sulfites và chứng đau đầu. Ngoài Sulfites, vẫn còn có rất nhiều các hợp chất khác có trong rượu vang, như là Histamine và Tannin. Những thành phần này có khả năng gây đau đầu cao hơn nhiều. Bên cạnh đó, cồn cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng trên.

Rượu vang đỏ có mức Sulfites cao hơn nên dễ gây đau đầu

Tại EU, giới hạn tối đa của Sulfur Dioxide trong một chai rượu vang là 210 ppm đối với vang trắng, 400 ppm đối với vang ngọt và 160 ppm đối với vang đỏ. Quy định này cũng được áp dụng ở Hoa Kỳ, Úc và nhiều các quốc gia khác. Thực tế, vang đỏ thường chứa nhiều Sulfit hơn vang trắng. Nguyên nhân là vì lượng Tanin trong vang đỏ rất ổn định, đồng thời, mọi chai vang đỏ đều phải trải qua quá trình Malolactic. Chính vì vậy, lượng Sulfur Dioxide trong vang đỏ sẽ ít hơn, nhằm bảo vệ rượu trong suốt quá trình sản xuất và ủ.

Không nên sử dụng rượu vang vì có thành phần Sulfites

Có thể bạn chưa biết hoặc đã biết rằng lượng Sulfite trong rượu vang chỉ bằng khoảng 1/10 so với các loại trái cây sấy, trong đó một số loại có thể chứa đến 1000 ppm. Chính vì thế, nếu thường xuyên ăn trái cây khô mà không bị dị ứng, chắc chắn bạn không bị dị ứng với Sulfite. Mặc dù, đã có quy định rõ ràng về lượng Sulfur Dioxide, nhưng hầu hết các làm rượu đều dùng lượng Sulfite thấp hơn so với mức tối đa được cho phép.

Sulfites là một chất nhân tạo

Sở dĩ, Sulfites nhận được rất nhiều sự phản đối từ giới tiêu dùng là vì họ cho rằng đây là chất phụ gia không tự nhiên. Mặc dù, điều này có phần đúng, tuy nhiên, bạn cần hiểu răng Sulfit cũng là một sản phẩm phụ tự nhiên do sự chuyển hóa của nấm men trong suốt quá trình lên men. Vì vậy, ngay cả khi không bổ sung thêm SO2, rượu vẫn sẽ một lượng Sulfit nhất định. Do đó, bạn cần phải hiểu rõ về cách mà Sulfur Dioxide phân hủy và liên kết trong quá trình làm rượu. Hơn nữa, việc giữ gìn vệ sinh nhà máy và chăm sóc nho phải được thực hiện cẩn thận, kỹ lưỡng, đảm bảo nho không bị thối, từ đó, giúp giảm nhu cầu sử dụng SO2. Hiện nay, vẫn có rất nhiều nhà làm rượu lựa chọn không thêm SO2 cho đến khi hoàn tất quá trình lên men.

Tại sao uống rượu vang đỏ lại dễ đau đầu?

Theo Havard Health, nguyên nhân chính khiến bạn bị đau đầu khi uống rượu vang đỏ chính là do hợp chất Histamine có trong vỏ nho gây ra. So với vang trắng, lượng Histamine có trong vang đỏ cao hơn nhiều, vì nó được sản xuất từ cả quả nho, trong đó, có cả vỏ thay vì chỉ nước ép và cùi.

Có không ít người gặp phải tình trạng thiếu hụt Enzyme phân hủy Histamine, đồng thời, theo nghiên cứu, rượu cũng ức chế Enzyme này, dẫn tới làm tăng nồng độ Histamine trong máu, gây giãn mạch và đau đầu. Một nguyên nhân khác là do Tannin – hợp chất thực vật tạo hương vị cho rượu. Mặc dù, Tannin chứa khá nhiều chất chống oxy hóa, nhưng nó cũng thải ra nhiều chất hóa học, hay còn gọi là chất dẫn truyền thần kinh, gây ra cảm giác đau.

Có một số người tin rằng Sulfite cũng có thể là nguyên nhân gây ra triệu chứng trên. Tuy nhiên, các loại vang trắng và nhiều thực phẩm khác cũng chứa Sulfite, nhưng vẫn có rất nhiều người sử dụng mà không hề bị dị ứng.

Histamine và Tannin là nguyên nhân chính khiến bạn bị đau đầu
Nguyên nhân khiến bạn bị đau đầu khi uống rượu vang đỏ chính là do hợp chất Histamine hay Tannin gây ra

Sulfites có cần thiết trong rượu vang không?

Hầu hết, mọi chai vang đều có chứa Sulfites. Bởi vì, nếu không có Sulfites, rượu sẽ nhanh bị hỏng, oxy hóa và gây mùi như Aldehyde hay lên men tạp. Do vậy, SO2 là một chất rất quan trọng, nhất là đối với rượu vang trắng.

Các chai vang không chứa Sulfites thường sẽ có thời hạn sử dụng ngắn, ước chừng 6 tháng. Đồng thời, nó đòi hỏi phải được bảo quản trong điều kiện hoàn hảo. Bởi vì, các nhà làm rượu khó có thể kiểm soát được điều kiện bảo quản sau khi rượu rời khỏi nhà máy cho tới lúc được tiêu thụ. Vì vậy, không quá ngạc nhiên khi SO2 được sử dụng phổ biến cho mục đích giữ rượu được tươi mới và hương vị không bị mất đi. Ngoài ra, lý do khiến nhiều chai vang được gắn nhãn “làm từ nho trồng hữu cơ” thay vì “rượu vang hữu cơ” là vì theo quy định của Hoa Kỳ, SO2 không được phép bổ sung vào vang hữu cơ.

Sulfites là hợp chất giúp bảo quản rượu vang
Sulfites là hợp chất rất quan trọng để bảo quản chất lượng rượu vang

Có nên hạn chế sử dụng Sulfites không?

Hiện nay, sự xuất hiện của các dòng vang tự nhiên sử dụng rất ít hoặc không sử dụng SO2 đang ngày càng nhiều. Đây là một dấu hiệu tốt cho những vị khách hàng bị dị ứng với Sulfit. Như đã đề cập trước đó, vang đỏ có khả năng loại bỏ Sulfit dễ dàng nhờ Tanin – loại chất hoạt động như một chất chống oxy hóa tự nhiên. Hơn nữa, nếu rượu được tiêu thụ tại địa phương mà không cần vận chuyển xa thì việc sử dụng Sulfit là không cần thiết. Điều này cũng mở ra nhiều cơ hội thú vị cho các tín đồ yêu rượu để khám phá và thưởng thức các dòng vang tự nhiên ở nhiều vùng đất khác nhau.

Như vậy, mặc dù thường bị hiểu lầm theo hướng tiêu cực, nhưng Sulfites thật sự là một chất bảo quản tự nhiên giúp duy trì độ tươi và chất lượng rượu. QKAWine hy vọng qua bài viết trên, bạn sẽ có cái nhìn khách quan hơn về Contains Sulfites, cũng nhận công nhận những lợi ích mà nó mang lại cho ngành sản xuất rượu vang.