Trong các dịp Tết, lễ hội của người dân Việt Nam không thể thiếu sự góp mặt của rượu nếp sữa – một loại rượu truyền thống của người Việt. Để sản xuất ra một vò rượu vô cùng thơm ngon mời bạn bè, khách khứa, thì ta phải mất rất nhiều thời gian và trải qua nhiều công đoạn phức tạp. Vậy thì qua bài viết này, QKAWine sẽ giới thiệu cho bạn cách làm rượu nếp sữa chuẩn vị để chiêu đãi bạn bè trong những dịp quan trọng nhé!

Rượu nếp sữa là gì?

Rượu nếp sữa (hay rượu nếp đục) là một loại rượu làm từ gạo nếp, có màu trắng sữa, vị ngọt, cay nhẹ, có nồng độ cồn thấp và mang hương thơm đặc trưng của lúa nếp. Vì nồng độ cồn chỉ khoảng 18 – 22 độ nên rượu nếp sữa không có mùi cồn và khá là dễ uống. Loại rượu này được chế biến bằng cách ủ men rượu với cơm nếp để cơm nếp lên men tự nhiên thành rượu, sau đó người ta giữ lại rượu nguyên chất và bỏ đi phần cái.

rượu nếp sữa (rượu nếp đục(
Rượu nếp sữa là một loại rượu làm từ gạo nếp, có màu trắng sữa

Công dụng của rượu nếp sữa

Nhờ được lên men tự nhiên, không trải qua công đoạn chưng cất như các loại rượu khác nên trong rượu nếp sữa chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng như: Gluxit, Lipit, các Vitamin nhóm B, chất xơ cùng các muối khoáng: Canxi, Photpho, sắt,…

Khi tiêu thụ rượu nếp sữa với hàm lượng hợp lý sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Rượu nếp sữa giúp bồi bổ cơ thể, kích thích tiêu hoá, cải thiện khả năng sinh lý nam giới, giúp ngủ ngon hơn và đặc biệt tốt với mẹ bầu mới sinh. Ngoài ra, rượu nếp sữa cũng giúp ngăn ngừa các bệnh về tim mạch và tiểu đường.

Giá trị dinh dưỡng của rượu nếp sữa
Rượu nếp sữa chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng như: Gluxit, Lipit, các Vitamin nhóm B, chất xơ cùng các muối khoáng

Hướng dẫn cách làm rượu nếp sữa thơm ngon, dễ làm

Nguyên liệu chuẩn bị

Dưới đây là nguyên liệu cần chuẩn bị để làm 10 lít rượu nếp sữa:

  • Gạo nếp cái hoa vàng (chọn loại nếp thơm, còn nguyên cám): 3kg
  • Bánh men thuốc bắc (loại men ngọt): 5-6 miếng
  • Rượu nếp trắng nguyên chất: 7 lít
  • Bình thuỷ tinh hoặc chum sành để ngâm rượu
  • Lá chuối, lá ổi để phủ lên trên bề mặt cơm nếp
Các bước làm rượu nếp sữa
Các bước làm rượu nếp sữa thơm ngon, hấp dẫn

Cách thực hiện

Bước 1: Chuẩn bị gạo nếp

  • Rửa và ngâm gạo: Gạo sau khi mua về phải được rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn. Sau đó, ngâm gạo khoảng 2-3 giờ trong nước để gạo mềm, dễ hấp chín và dễ lên men.
  • Hấp gạo: Sau khi ngâm, ta hấp chín gạo. Lưu ý phải hấp sao cho gạo chín đều, không bị nhão hay khô quá. Sau đó, bạn tãi cơm gạo ra một mặt phẳng, để nguội tự nhiên nhằm làm cơm bay hơi, tơi xốp và dễ rắc men.

Bước 2: Giã men và rắc men

  • Giã men: Trong khi chờ cơm nguội, tiến hành giã bánh men thành bột mịn. Bạn có thể dùng máy xay hoặc cối đá để giã men thật mịn, thật nhỏ. Men càng mịn thì sẽ dễ ăn vào gạo, giúp rượu lên men đều và có vị ngọt đặc trưng.
  • Rắc men: Lúc cơm nếp đã nguội, tiến hành rắc men lên cơm nếp. Chú ý rằng nhiệt độ cao sẽ làm chết men, nên không rắc men khi cơm còn quá nóng. Bạn nhớ phải rắc đều cả hai mặt trên và dưới của cơm nếp để cơm ngấu đều và men ăn đều cả hai mặt, giúp cơm nếp lên men tốt và tạo ra mùi rượu nếp sữa đặc trưng.

Bước 3: Ủ cơm

  • Cho cơm đã trộn men vào bình thuỷ tinh. Ta có thể phủ lá chuối lên mặt cơm để tạo môi trường ủ tốt hơn. Ủ thật kín, duy trì nhiệt độ khoảng 24-26 độ C nhằm đảm bảo chất lượng rượu tốt nhất và để ở nơi khô ráo, thoáng mát. Sau 2-3 ngày thì cơm sẽ bắt đầu lên men và có mùi thơm đặc trưng của rượu nếp. Thời gian ủ khoảng 1 tuần.

Bước 4: Đổ rượu trắng vào ủ

  • Sau khoảng 1 tuần, đổ rượu nếp trắng vào bình, lưu ý đổ ngập đều cơm nếp để tránh tình trạng cơm bị chua. Sau đó, ngâm tiếp trong ít nhất 8 tháng để rượu lên men và hình thành hương vị đặc trưng của rượu nếp sữa.

Bước 5: Vắt và xay cái rượu

  • Sau khi ủ, bạn vắt lấy phần cốt rượu. Phần cái rượu sau khi vắt kiệt nước có thể xay nhuyễn và trộn với phần rượu cái, vậy là ta đã có một bình rượu nếp sữa vô cùng hấp dẫn rồi.

Rượu nếp sữa bao nhiêu độ cồn?

Nồng độ cồn của rượu nếp sữa phụ thuộc vào nồng độ cồn của rượu nguyên chất, thường là rượu nếp sữa sẽ có nồng độ cồn khoảng 18-22 độ.

Do đó, rượu nếp sữa có vị thơm nhẹ nhàng của lúa nếp, ngọt nhẹ, thanh mát, rất dễ uống, cả nam và nữ đều uống được. Vì thế mà rượu nếp sữa trở thành một thức uống rất quen thuộc mỗi dịp lễ hội hay Tết cổ truyền.

Nồng độ cồn của rượu nếp sữa
Rượu nếp sữa sẽ có nồng độ cồn khoảng 18-22 độ

Cách bảo quản rượu nếp sữa

Rượu nếp sữa nên được bảo quản ở nơi thoáng mát, tránh ánh sáng mặt trời, nên bảo quản trong bình sứ hoặc bình thuỷ tinh kín, tốt nhất là để trong tủ lạnh để đảm bảo chất lượng rượu và giữ được lâu, không làm rượu bị lên men nữa. Ngoài ra, có thể bảo quản rượu bằng cách hạ thổ để rượu ngon và giữ được lâu hơn.

cách bảo quản rượu nếp sữa
Rượu nếp sữa nên được bảo quản ở nơi thoáng mát, tránh ánh sáng mặt trời

Nhờ vào hương vị ngọt ngào và các lợi ích sức khỏe tuyệt vời, rượu nếp sữa đã trở thành một phần không thể thiếu trong những dịp lễ quan trọng của người Việt. QKAWine hy vọng qua bài viết này, bạn có thể thành công làm ra những vò rượu thơm ngon chiêu đãi những người thân thiết nhé!