Phân loại là hệ thống được mỗi quốc gia áp dụng để phân hạng rượu vang dựa trên ranh giới địa lý và chính trị. Mỗi phân hạng (appellation) sẽ có những quy định riêng về nơi trồng nho và cách thức sản xuất rượu vang. Rượu vang Ý, đến từ một trong những quốc gia sản xuất rượu vang hàng đầu thế giới, cũng có hệ thống phân loại và xếp hạng riêng. Bài viết này của QKAWine sẽ cung cấp đến quý độc giả những thông tin về hệ thống các cấp độ rượu vang Ý. Hãy cùng theo dõi!

Các cấp độ rượu vang Ý – Hệ thống phân hạng rượu của Ý

Hệ thống phân hạng rượu vang Ý DOC và DOCG ra đời từ năm 1963, được dùng để đánh giá chất lượng và nguồn gốc của các loại rượu vang Ý. Hiện nay, hệ thống này gồm có 329 loại rượu vang DOC và 73 loại vang DOCG cao cấp, bày tỏ lòng tôn vinh đối với các giống nho bản địa của Ý.

Các loại rượu vang được làm từ những giống nho này sẽ được xếp hạng cao nhất trong hệ thống gồm DOC và DOCG. Bên cạnh đó, cũng có những phân hạng khác dành cho các loại rượu vang không đáp ứng được tiêu chí của DOC và DOCG.

VDT – Vino da Tavola

Cấp độ rượu vang Ý VDT - Vino da Tavola
VDT – Vino da Tavola

Trong các cấp độ rượu vang Ý, Vino da Tavola chính là bậc thấp nhất về chất lượng. Nhãn của những chai vang này thường chỉ ghi thông tin cơ bản, không đề cập đến địa lý, nguồn gốc nho hay niên vụ. Vino da Tavola nghĩa là “table wine” có chất lượng trung bình.

Phân loại này lập ra vào những năm 1970 – 1980. Ban đầu nó được các nhà sản xuất dùng để ghi cho những chai vang chất lượng cao nhưng không đáp ứng tiêu chuẩn DOCG hay DOC. Tuy nhiên, sau sự ra đời của phân loại IGT với quy định linh hoạt hơn, Vino da Tavola dần trở lại vị trí ban đầu là bậc thấp nhất trong thang chất lượng rượu vang Ý.

IGT – Indicazione Geografica Tipica

Cấp độ rượu vang ý IGT - Indicazione Geografica Tipica
Rosso Veneto IGT

Hệ thống phân loại rượu vang Ý còn có IGT – Indicazione Geografica Tipica. Phân loại này dành cho các loại vang được sản xuất trong một vùng cụ thể, tuân theo quy tắc về giống nho, quy trình sản xuất và ghi nhãn.

Được giới thiệu vào năm 1992, IGT là lựa chọn cho những nhà sản xuất muốn sáng tạo với các giống nho hoặc phương pháp làm vang mới, không bị gò bó bởi quy định khắt khe của DOC/DOCG. Tuy nhiên, điều này không khiến cho vang thuộc phân loại IGT kém chất lượng hơn. Thực tế nhiều chai vang IGT sở hữu hương vị thơm ngon và chất lượng cao, điển hình là Masseto lừng danh của nhà sản xuất cùng tên.

DOC – Denominazione di Origine Controllata

cấp độ rượu vang ý DOC - Denominazione di Origine Controllata
Nhãn DOC trên rượu vang

DOC (Denominazione di Origine Controllata) là cấp bậc chủ đạo trong các cấp độ rượu vang Ý và bao gồm rất nhiều dòng vang Ý truyền thống. Tuy sở hữu tiêu chuẩn chất lượng khắt khe, DOC vẫn có phần linh hoạt hơn so với phân loại DOCG, nhất là khu vực địa lý rộng lớn hơn.

Hiện nay, có khoảng 330 cá nhân và doanh nghiệp được cấp chứng nhận DOC. Hệ thống quy định chặt chẽ về khu vực trồng nho, giống nho được phép sử dụng và phương thức sản xuất rượu vang Ý.

Để đạt được phân loại DOC, chai vang phải trải qua quá trình gắn nhãn IGP/IGT tối thiểu 5 năm, đồng thời đáp ứng yêu cầu cụ thể về giống nho và phương thức sản xuất.

DOCG – Denominazione di Origine Controllata E Garantita

Nhãn DOCG trên rượu vang Ý
Nhãn DOCG trên rượu vang Ý

DOCG là phân hạng cao nhất dành cho rượu vang Ý, nghĩa là vang đã đạt đến độ xuất sắc về chất lượng và nguồn gốc xuất xứ. Để đạt được danh hiệu này, rượu vang phải đáp ứng những tiêu chuẩn vô cùng khắt khe.

Rượu vang phải đạt cấp độ DOC trong tối thiểu 10 năm, tuân thủ những quy định chặt chẽ về sử dụng nho và quy trình sản xuất. Sau đó, để được dán nhãn D.O.C.G, chai vang phải trải qua kiểm nghiệm tại Hiệp Hội rượu vang Ý nhằm đảm bảo tính xác thực về địa lý và chất lượng.

Do quy trình kiểm tra và đánh giá khắt khe như vậy, hiện nay chỉ có số lượng ít ỏi các loại vang Ý đáp ứng đủ điều kiện để được mang nhãn DOCG.

Các cấp độ phân hạng khác của rượu vang Ý

Trước khi khám phá sâu hơn về các cấp độ rượu vang Ý, bạn nên nắm rõ một số thuật ngữ phổ biến sau:

  • Classico: Từ thập niên 1960-1970, ranh giới quy định cho phân hạng DOC được nới lỏng để có thêm nhiều loại rượu vang xếp vào hạng này hơn. Thuật ngữ “Classico” được sử dụng để chỉ những loại vang tuân theo ranh giới quy định ban đầu, nguyên bản của phân hạng DOC.
  • Superiore: Thể hiện tiêu chuẩn chất lượng cao trong sản xuất rượu vang. Rượu vang Superiore có nồng độ cồn cao hơn 0,5% so với vang DOC thông thường, đồng thời được trồng với mật độ thấp hơn, dẫn đến chất lượng nho cao hơn.
  • Riserva: Chỉ loại vang được ủ tối thiểu một thời gian nhất định, thay đổi tùy theo loại vang (đỏ, trắng, hồng, sủi tăm…). Đôi khi, “Classico” hoặc “Superiore” là một phần trong phân hạng DOCG (như là Chianti Classico DOCG, Soave Superiore DOCG).
  • Super-Tuscan: Thuật ngữ không chính thức, chỉ những chai vang Tuscany sử dụng nho Pháp thay vì nho bản địa Ý. Vang Super-Tuscan có chất lượng cao và giá thành đắt đỏ.

Bài viết trên của QKAWine đã cung cấp chi tiết về các cấp độ rượu vang Ý. Hệ thống phân loại rượu vang Ý giúp người tiêu dùng dễ dàng lựa chọn sản phẩm phù hợp với sở thích và nhu cầu của bản thân. Dù bạn là người mới bắt đầu hay là một chuyên gia sành vang, hệ thống này đều là công cụ hữu ích để bạn khám phá thế giới rượu vang Ý đầy phong phú và đa dạng.

Xem thêm:

Trả lời