Chuối là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, đặc biệt hỗ trợ tốt các vấn đề về hệ tiêu hóa. Khi kết hợp với rượu, chuối không những phát huy tốt công dụng, mà còn góp phần tạo nên món thức uống dân gian một khi đã dùng thì khó lòng quên được. Dưới đây là cách làm rượu chuối đơn giản và dễ thực hiện do QKAWine cung cấp.

3 cách làm rượu chuối đơn giản

Nhiều người thắc mắc để cách làm rượu chuối đúng chuẩn và lâu hư nhất, khi chế biến ta nên sử dụng loại chuối nào. Trên thực tế, bạn có thể dầm rượu từ các loại chuối sau:

Cách làm rượu chuối sứ

Rượu ngâm chuối sứ thơm ngon và bổ dưỡng
Rượu ngâm chuối sứ thơm ngon và bổ dưỡng

Lựa chọn nguyên liệu:

  • Ưu tiên sử dụng loại chuối sứ tự nhiên (chuối rừng hoặc chuối nhà trồng) để cho ra vị ngọt thanh và dịu nhẹ.
  • Nên lựa chọn rượu nếp nguyên chất (nồng độ từ 42 – 47 độ) để pha chế nhằm đảm bảo an toàn khi sử dụng.

Sơ chế:

  • Chuối sứ lột vỏ và cắt thành từng lát (khoảng 1cm).
  • Xếp chuối đã cắt lên một mặt phẳng, phủ lớp vải mỏng lên mặt chuối để tránh bụi và đem phơi trong nắng gắt khoảng 1 tuần, khi thấy chuối khô và có màu vàng nâu là có thể chế biến được.
  • Rửa lại chuối khô trong nước ấm.
  • Cho chuối đã rửa vào chảo to, bắt trên lửa và đảo đều, điều này vừa giúp loại bỏ lượng nước thừa còn trong chuối, vừa giúp chuối dậy mùi, lúc nấu rượu được thơm hơn.

Thực hiện ngâm rượu:

  • Bước 1: Bỏ chuối đã nguội vào bình thủy tinh, xếp đều nhau.
  • Bước 2: Cho rượu nếp vào ngâm cùng. Lưu ý tỉ lệ 4:1 (4 phần rượu kết hợp với 1 phần chuối).
  • Bước 3: Đậy kín nắp bình để tránh khí lọt vào. Ngâm rượu từ 3 – 4 tháng với nhiệt độ từ 23 – 25 độ C là có thể dùng được.

Cách làm chuối hột ngâm rượu

Rượu chuối hột với nguyên liệu đơn giản và dễ làm
Rượu chuối hột với nguyên liệu đơn giản và dễ làm

Lựa chọn nguyên liệu:

  • Chuối nên chọn loại nhiều hột (trong hột có lượng dưỡng chất dồi dào, là thành phần làm nên độ ngon của rượu), chọn nải chuối vừa chín tới, tránh chín nhừ, khi cắt và ngâm dễ bị bở.
  • Với cách làm chuối hột ngâm rượu, bạn cũng nên lựa chọn rượu nếp, vì thành phần tinh bột trong nếp dễ hồ hóa, làm tăng vị ngon của rượu.

Sơ chế:

  • Chuối hột mua về tách riêng từng quả, rửa sạch và lột hết vỏ. Sau đó cắt lát mỏng (từ 1 – 1.5cm).
  • Tiến hành phơi chuối ngoài nắng gắt tương tự các bước thực hiện với rượu chuối sứ.
  • Rượu nếp mua về hoặc nấu xong nên bảo quản ở môi trường thích hợp để tránh hư hỏng.

Thực hiện ngâm rượu:

  • Bước 1: Xếp đều chuối đã phơi khô vào bình ngâm.
  • Bước 2: Đổ rượu vào bình với tỷ lệ 3:1 (3 lít rượu – 1kg chuối khô).
  • Bước 3: Đậy kín nắp và đặt bình rượu ở nơi khô thoáng, nhiệt độ bảo quản từ 20 – 25 độ C. Ngâm rượu từ 3 – 4 tháng và sử dụng.

Cách làm rượu chuối mốc

Cách làm rượu chuối mốc cùng men rượu
Cách làm rượu chuối mốc cùng men rượu

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • 1 nải chuối mốc
  • 1 gói men rượu (bạn có thể tìm thấy ở các cửa hàng bán vật liệu làm rượu)
  • Hũ thủy tinh loại lớn

Sơ chế:

  • Chuối cắt lát, độ dày khoảng 1cm.
  • Men rượu bóp mịn, lọc qua rây để loại bỏ cặn trấu.

Thực hiện ngâm rượu:

  • Bước 1: Xếp chuối và men vào hũ thủy tinh. Cứ 1 lớp chuối là rải 1 lớp men để chuối ngấm đều hết.
  • Bước 2: Đậy kín nắp để khí không luồng vào được.
  • Bước 3: Ủ rượu trong môi trường nhiệt độ thích hợp từ 3 – 4 tháng để rượu lên men và có thể sử dụng.

Xem thêm:

Mẹo hay giúp ngâm rượu chuối không bị chát

Dưới đây là một vài mẹo hay giúp cách làm rượu chuối không bị chát:

Mẹo giúp rượu ngâm chuối không bị chát
Mẹo giúp rượu ngâm chuối không bị chát
  • Chọn chuối hột vừa chín tới, không chọn chuối quá non hoặc quá chín, vì chuối non sẽ làm rượu bị chát, ngược lại chuối chín sẽ khiến rượu khi ngâm bị đục, giảm vị ngon khi dùng.
  • Chuối nên được sơ chế làm sạch vỏ để khi ngâm không bị ảnh hưởng bởi các chất chát có trong vỏ chuối.
  • Chuối ngâm rượu nên là loại nhỏ và có nhiều hột. Nguyên nhân vì chuối nhỏ sẽ có độ ngọt, đồng thời chuối nhiều hột sẽ có giá trị dinh dưỡng cao hơn.
  • Nên lựa chọn rượu nếp có nồng độ cồn cao, nếu có thể bạn nên trực tiếp nấu rượu để tránh mua phải rượu giả, rượu pha cồn gây hại cho sức khỏe.
  • Tránh ngâm rượu trong bình nhựa, thay vào đó nên chọn bình sứ, bình thủy tinh để bảo toàn nguyên vẹn chất lượng của rượu.

Lưu ý khi ngâm rượu chuối

Để món rượu làm ra được đảm bảo chất lượng cao nhất, bạn nên bỏ túi một vài lưu ý sau đây:

Những lưu ý cần biết khi ngâm rượu chuối
Những lưu ý cần biết khi ngâm rượu chuối
  • Chọn nguyên liệu tươi ngon và nguyên chất.
  • Vệ sinh dụng cụ như dao, muỗng, bình thủy tinh sạch sẽ để tránh sự xâm nhập của vi khuẩn.
  • Ủ rượu trong môi trường có nhiệt độ thích hợp, tạo điều kiện tốt nhất cho quá trình lên men của rượu.
  • Kiểm tra độ kín của hũ rượu thường xuyên trong suốt quá trình ủ để tránh lọt khí, làm rượu bị chua.
  • Trong chuối có vị ngọt, nếu muốn thêm đường trong quá trình ủ rượu, bạn nên lưu ý liều lượng để tránh bị ngọt gắt.
  • Rượu sau khi ủ xong nên cho vào bình thủy tinh mới để mùi vị đậm và giữ được lâu hơn.

Lời kết

Trên đây là những chia sẻ của QKAWine về cách làm rượu chuối đơn giản tại nhà cùng nhiều mẹo hay cần biết để món rượu khi làm ra được thơm ngon và đảm bảo an toàn về chất lượng. Hy vọng với những thông tin bổ ích trên, bạn đã tìm được công thức ngâm rượu phù hợp với nhu cầu và khẩu vị của mình.

Trả lời