Nếu bạn đã quá chán việc dùng rượu vang truyền thống và mong muốn tìm kiếm công thức pha chế ngon lạ, rượu vang dứa là một sự lựa chọn hợp lý dành cho bạn. Cung cấp nhiều dưỡng chất, cùng các bước thực hiện đơn giản, cách làm rượu vang dứa được nhiều khách hàng tìm hiểu và thực hiện. Dưới đây là quy trình cách làm rượu vang dứa mà QKAWine cung cấp đến bạn tham khảo.

Cách làm rượu vang dứa tại nhà đơn giản

Dứa nổi tiếng là loại hoa quả có chứa nhiều vitamin C, chất xơ và các loại dưỡng chất khác cần thiết cho sức khỏe của con người.

Ngâm rượu với dứa hay ủ rượu dứa là những cách làm rượu vang dứa được nhiều người sử dụng, bởi đây đều là công thức dễ là và mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng cho sức khỏe như: Hỗ trợ hệ tiêu hóa, tăng cảm giác ngon miệng, hỗ trợ kháng viêm, thanh nhiệt,…

Quả dứa (thơm)
Quả dứa (thơm) chứa nhiều chất sơ và dinh dưỡng

Để làm rượu ngâm dứa, bạn cần thực hiện các bước sau:

Dụng cụ cần có

Để chế biến rượu vang dứa tại nhà bạn cần chuẩn bị các dụng cụ cơ bản sau:

  • Hũ thủy tinh hoặc hũ nhựa để đựng rượu (loại từ 5 – 10 lít).
  • Dao inox.
  • Muỗng inox.
  • Kẹp inox.

Lưu ý: Bạn nên sử dụng dao, muỗng, kẹp bằng inox để cắt và khuấy rượu, tránh bị nhiễm sắt trong quá trình chế biến, làm ảnh hưởng đến màu sắc và mùi vị của rượu. Bên cạnh đó, QKAWine khuyên bạn nên sử dụng hũ thủy tinh thay vì hũ nhựa, hạn chế gây hại cho sức khỏe.

Cách làm rượu vang dứa không đường

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • 3kg dứa (thơm, khóm), vừa chín tới.
  • 2 lít rượu trắng (từ 35 – 40 độ).
  • 200g đường (có thể không dùng đường).
Rượu ngâm dứa không đường
Rượu ngâm dứa không đường

Cách thực hiện:

Bước 1: Làm sạch, gọt vỏ quả dứa, sau đó rửa sạch và để ráo nước.

Bước 2: Khi dứa đã ráo nước, bạn thái thành từng lát mỏng (khoảng 1cm). Lưu ý, bạn nên cắt mỏng lát dứa để quá trình hấp thụ chất diễn ra nhanh hơn, thuận tiện cho việc ngâm rượu.

Bước 3: Sau khi thái lát, bạn có thể dùng khoảng 0.5 lít rượu trắng rửa sơ qua dứa. Cách làm này giúp đảm bảo dứa được làm sạch hoàn toàn. Lưu ý, sau khi rửa qua với rượu, dứa nên được để cho ráo nước.

Bước 4: Rửa sạch hũ thủy tinh và lau qua bằng cồn 70 độ để kháng khuẩn, sau đó để khô và hạn chế tiếp xúc với bụi bẩn, vi khuẩn.

Bước 5: Sau khi khô, bạn dùng kẹp inox xếp dứa vào hũ thủy tinh. Tiếp theo đổ hết 2 lít rượu trắng còn lại vào và đậy chặt. Lưu ý, bạn nên đậy kín nắp để tránh không khí và côn trùng lọt vào.

Thời gian ngâm rượu hợp lý là từ 2 – 3 tháng để vị được hòa quyện và dịu nhất khi dùng. Tuy nhiên, nếu bạn cần dùng gấp, có thể rút ngắn thời gian ngâm xuống 2 – 3 tuần, nhưng hãy lưu ý thời gian ngắn có thể khiến hương rượu nồng và khá sốc khi uống.

Cách làm rượu vang dứa có đường

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • 1kg dứa (thơm, khóm), có độ chua vừa phải (lượng dứa sẽ phụ thuộc vào số lít rượu mà bạn muốn chế biến).
  • 3 lít rượu trắng (loại ngon, từ 35 – 40 độ).
  • 300g đường cát.
Rượu vang dứa có đường
Rượu vang dứa có đường

Cách thực hiện:

Bước 1: Gọt sạch vỏ dứa, đem rửa và để cho ráo nước.

Bước 2: Dứa đã ráo đem thái thành lát mỏng khoảng 1cm như cách làm rượu vang dứa không đường.

Bước 3: Rửa sạch và khử trùng hũ thủy tinh, sau đó để khô.

Bước 4: Dùng kẹp xếp dứa vào hũ lần lượt theo tầng, cứ 1 lớp dứa là 1 lớp đường đến khi hết.

Bước 5: Sau khi xếp xong, cho vào hũ 3 lít rượu trắng và đậy kín nắp.

Ngâm rượu ở thời gian hợp lý và sử dụng, khuyến cáo là 2 – 3 tháng, đây là khoảng hợp lý để rượu kịp lên men nhưng không quá chát khi dùng.

Xem thêm:

Làm rượu vang dứa cần lưu ý những gì?

Cách làm rượu vang dứa cần tuân thủ một vài lưu ý sau đây để đảm bảo chất lượng rượu khi thưởng thức:

  • Rượu khi ngâm cần được bảo quản kín để tránh những ảnh hưởng của không khí từ bên ngoài làm rượu bị chua và hư hỏng trong quá trình lên men.
  • Đặt hũ ngâm rượu tại môi trường thoáng khí và ít chịu ảnh hưởng của các mùi hương khác, hạn chế biến đổi mùi và hương vị mà rượu mang lại.
  • Khi ngâm xong, nên vớt xác dứa ra và lọc rượu qua 1 lớp vải mỏng để loại bỏ cặn. Sau đó cho rượu vào các bình chứa nhỏ (khoảng 500ml) bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh và dùng dần.
  • Thời gian bảo quản rượu có thể lên tới 6 tháng (đối với rượu còn trong hũ ngâm) và kéo dài trong 7 ngày (đối với rượu đã được chiết ra lọ nhỏ). Thời gian này phụ thuộc nhiều vào môi trường mà bạn bảo quản và lưu trữ rượu.
  • Nên chiết rượu theo từng đợt nhỏ, dùng hết rồi chiết tiếp để có thể sử dụng lâu dài.

Cách bảo quản rượu vang dứa

Để rượu vang dứa được bảo quản trong điều kiện tốt nhất, bạn nên tuân thủ các lưu ý mà QKAWine chia sẻ sau đây:

  • Bảo quản ở nơi khô ráo, mát mẻ, không tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.
  • Nhiệt độ hợp lý để bảo quản rượu vang dứa là 25 – 30 độ C.
  • Nên đậy kín nắp rượu sau khi sử dụng để tránh những tác nhân làm hỏng rượu từ môi trường.
  • Nên sử dụng rượu trong khoảng thời gian hợp lý, không lưu trữ quá lâu, làm hỏng rượu và gây hại cho sức khỏe.

Câu hỏi thường gặp

Nên uống bao nhiêu rượu vang dứa một ngày?

Một ngày bạn chỉ nên tiêu thụ từ 50 – 100ml rượu vang dứa, chia làm nhiều lần uống (25ml/lần). Rượu vang dứa có tính chất thanh mát, thích hợp với ngày hè nắng nóng, tuy nhiên tiêu dùng nhiều có thể gây hại và nguy cơ nghiện cao.

Rượu vang dứa có lớp màng trắng ở trên có sao không?

Rượu vang dứa có lớp mảng trắng ở trên là không sao đối với rượu ngâm có đường, ngược lại đối với rượu ngâm không đường, lớp trắng xuất hiện là do hũ rượu đã bị lọt khí vào và đang trong quá trình lên men giấm, nếu không phát hiện và loại bỏ sớm có thể khiến rượu bị chua, mất ngon.

Ngâm rượu vang dứa bao lâu thì dùng được?

Trong cách làm rượu vang dứa, thời gian ngâm sẽ tùy thuộc vào phương pháp và nồng độ rượu mà người tiêu dùng mong muốn. Thông thường, thời gian ngâm sẽ rơi vào 1 tuần đến 3 tháng.

Để vị rượu ngon và thơm nhất, bạn nên ngâm từ 2 – 3 tháng. Trong trường hợp bạn muốn dùng ngay, có thể ngâm từ 7 – 10 ngày, tuy nhiên vị rượu sẽ không được ngon và dịu như rượu ngâm lâu ngày.

Nên dùng rượu vang dứa không đường hay có đường?

Việc lựa chọn rượu vang dứa không đường hay có đường là tùy thuộc vào sở thích và nhu cầu cá nhân của từng người.

Rượu vang dứa không đường giữ được chuẩn vị lên men của dứa nhất, do đó sẽ phù hợp với người ưa chuộng nguyên bản, người ăn kiêng hay người có bệnh tiểu đường.

Ngược lại, rượu vang dứa có đường thường có vị ngọt và cân bằng hơn, thích hợp với người chuộng ngọt và không gặp vấn đề về tiêu thụ đường.

Lời kết

Trên đây là những chia sẻ về cách làm rượu vang dứa thơm ngon tại nhà mà QKAWine cung cấp đến bạn. Thông qua các bước thực hiện cùng những lưu ý cần thiết để đảm bảo cho quá trình lên men, mong rằng bạn đã nắm được cách làm và chế biến thành công món thức uống này.

Trả lời