Trong nền văn hóa của chúng ta, rượu truyền thống không chỉ là thức uống, mà còn là biểu tượng của sự gắn kết và truyền thống. Mỗi gia đình, mỗi vùng miền đều có bí quyết riêng trong việc sản xuất rượu, tạo nên những hương vị đặc trưng không lẫn vào đâu được. Để hiểu rõ về chất lượng của rượu, không chỉ dừng lại ở việc thưởng thức, mà còn cần phải nhìn vào quá trình chế biến tỉ mỉ, từng bước một. Bài viết dưới đây QKAWine sẽ đưa bạn đến với quy trình sản xuất rượu gạo truyền thống lâu đời của Việt Nam. Hãy cùng theo dõi!
Nội dung chính
Nguyên liệu sản xuất rượu gạo truyền thống
Trong quá trình sản xuất rượu truyền thống, nguyên liệu và kỹ thuật chế biến đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên hương vị đặc trưng cho từng loại rượu. Rượu gạo là một trong những loại rượu truyền thống phổ biến của Việt Nam, cần được chuẩn bị và chế biến một cách tỉ mỉ và chính xác. Dưới đây là những nguyên liệu cần thiết và quy trình sản xuất rượu gạo truyền thống:
- Gạo nếp và gạo tẻ: Đây là hai loại gạo chính được sử dụng trong sản xuất rượu. Gạo nếp thường được ưa chuộng hơn do độ thơm và hương vị đặc trưng, còn gạo tẻ thì ít phổ biến hơn. Gạo được chọn lựa kỹ lưỡng, loại bỏ vỏ trấu nhưng vẫn giữ lại lớp vỏ cám để tăng hương vị cho rượu.
- Bánh men: Đây là thành phần không thể thiếu trong quá trình lên men rượu. Bánh men chứa các loại vi khuẩn và nấm men cần thiết để chuyển hóa đường trong gạo thành cồn.
- Dụng cụ chưng cất và nấu rượu: Các dụng cụ này phải được chọn lựa cẩn thận và vệ sinh sạch sẽ để đảm bảo chất lượng của rượu. Nồi chưng cất truyền thống thường được làm từ đồng hoặc thép không gỉ để giữ hương vị tự nhiên của rượu.
Quy trình sản xuất rượu truyền thống đạt tiêu chuẩn
Quy trình sản xuất rượu gạo truyền thống được thực hiện hiện qua các bước sau:
Nấu cơm rượu
- Gạo được ngâm khoảng 30-40 phút để mềm và nở, tránh tình trạng vón cục khi nấu.
- Cơm rượu được nấu như cơm ăn bình thường, nhưng phải đảm bảo chín đều, không quá khô, với tỷ lệ nước:gạo là 1:1.
Phối trộn men
- Sau đó, đợi cho cơm rượu nguội xuống đến khoảng 30-32 độ C, men rượu sẽ được sử dụng để phối trộn.
- Men rượu được trộn đều với cơm. Tỷ lệ pha men phụ thuộc vào kinh nghiệm và phương pháp của từng người làm rượu. Nếu có sai sót trong tỷ lệ sẽ ảnh hưởng đến chất lượng rượu thành phẩm.
Lên men và ủ cơm
Một trong những giai đoạn quan trọng trong quá trình sản xuất rượu truyền thống là quá trình lên men.
Người thực hiện nấu rượu sẽ bắt đầu bằng việc loại bỏ lớp trấu khỏi cơm, sau đó họ sẽ đập hoặc nghiền men rượu thành một dạng nhuyễn. Khi cơm đã không còn quá nóng, họ sẽ rắc men lên trên. Một lưu ý nhỏ là nên rắc men khi cơm vẫn ấm, không nên làm điều này khi cơm quá nóng hoặc quá lạnh.
Tiếp theo, họ sẽ trộn men để men phủ đều lên tất cả các hạt cơm nếp. Để đảm bảo độ đều, họ có thể chia men thành hai phần, một phần rắc lên một mặt và phần còn lại rắc lên mặt ngược lại.
Sau khi men đã được rắc lên cơm rượu, quá trình ủ sẽ diễn ra trong một kho lạnh để đảm bảo nhiệt độ ổn định ở mức 20-25 độ C. Giai đoạn ủ men là một trong những giai đoạn quan trọng nhất trong quá trình sản xuất rượu.
Tuy nhiên, nó có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như nhiệt độ, độ chín của cơm, tỉ lệ cơm và men. Hầu hết các yếu tố này có thể được kiểm soát bằng kỹ năng và kinh nghiệm của người thợ. Duy nhất một yếu tố không thể kiểm soát được là nhiệt độ.
Chưng cất rượu
Sau giai đoạn lên men, rượu tiếp tục chuyển qua quá trình chưng cất để tách chất cồn ra khỏi các thành phần khác. Qua quá trình này, ta có được ba loại rượu khác nhau như sau:
- Rượu gốc: Đây là sản phẩm đầu tiên thu được sau chưng cất, có nồng độ cồn từ 55 – 65 độ. Loại rượu này chứa nhiều thành phần có hại cho sức khỏe, không nên sử dụng trực tiếp và có thể gây ngộ độc.
- Rượu chất lượng: Lượt tiếp theo, chúng ta thu được rượu có nồng độ cồn khoảng 35 – 45 độ. Thường người sản xuất rượu sẽ sử dụng loại rượu này để cung cấp cho người tiêu dùng. Do đó, việc lựa chọn và mua sản phẩm rượu truyền thống chất lượng là rất quan trọng để tránh những tình huống không mong muốn.
- Rượu cuối: Phần còn lại sau quá trình chưng cất được gọi là rượu cuối. Loại rượu này có độ cồn thấp và mùi vị không còn thơm nữa. Thông thường, từ 10 kg gạo có thể thu được 7 lít rượu ngon với nồng độ 40-45 độ.
Khử độc tố và lão hóa rượu
Nếu chỉ dùng máy lọc thông thường, thì chỉ lọc bỏ được tạp chất có trong rượu. Còn các độc tố muốn loại bỏ cần đưa qua tháp chưng luyện. Tháp chưng luyện có tác dụng bóc tách các độc tố ở các nhiệt độ bay hơi khác nhau như andehit, metanol,… Đảm bảo rượu an toàn, không ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng.
Quá trình lão hóa và lọc rượu sẽ giúp tăng chất lượng và đảm bảo an toàn cho rượu.
Quy trình sản xuất rượu gạo truyền thống đòi hỏi sự tỉ mỉ, kỹ thuật chính xác và kiên nhẫn, từ việc chọn lựa nguyên liệu đến các bước chế biến, lên men, và chưng cất, để tạo ra sản phẩm rượu chất lượng cao và đậm đà hương vị truyền thống. Qua chia sẻ trên, QKAWine hi vọng bạn đọc đã có thêm những kiến thức hữu ích. Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết!
Nội dung liên quan: