Nghiên cứu các dòng sản phẩm rượu thuốc giúp bồi bổ sức khỏe, chắc hẳn bạn đã một lần nghe qua rượu Ba kích. Đây được xem là “thần dược” giúp giải quyết các vấn đề sinh lý ở nam giới, cải thiện sức khỏe xương khớp và hỗ trợ hệ miễn dịch. Vậy bạn có biết cách ngâm rượu Ba kích sao cho chuẩn vị, thơm ngon và cung cấp tối đa lợi ích cho sức khỏe. Bài viết dưới đây QKAWine sẽ giúp bạn tìm hiểu và hướng dẫn cách ngâm rượu Ba kích sao cho ngon nhất.

Ba kích ngâm rượu là gì?

Ba kích là loại cây mọc dại thuộc họ Cà phê (Rubiaceae), có tên gọi khoa học là Morinda officinalis How, thường được tìm thấy ở một số rừng núi thuộc phía Bắc nước ta, tiêu biểu ở các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang, Quảng Ninh… Phần củ Ba kích được dùng làm rượu, có hình trụ tròn, đường kính từ 1-2cm, mặt ngoài có màu vàng xám, hơi nhám và có đường vân chạy dọc theo chiều dài củ.

Ba kích có mấy loại?

Có 4 loại Ba kích là Ba kích trắng, Ba kích tím, Ba kích đen và Ba kích vàng. Trong đó:

  • Ba kích trắng: Có phần vỏ bên ngoài màu vàng nhạt, phần thịt bên trong màu trắng. Ba kích trắng khi ngâm rượu sẽ không đổi màu, có giá thành rẻ, dễ tìm nhưng hiệu quả mang lại cho sức khỏe không cao bằng Ba kích tím.
  • Ba kích tím: Có phần vỏ đậm màu hơn so với Ba kích trắng, phần thịt bên trong có màu tím. Ba kích tím khi ngâm rượu rượu sẽ đổi sang màu tím, có giá thành khá cao, khó tìm và mang lại hiệu quả cao hơn.
  • Ba kích đen: Có phần vỏ màu vàng xám, lõi bên trong to, thịt ít hơn so với Ba kích trắng, khi ngâm cho ra rượu màu đen.
  • Ba kích vàng: Có phần vỏ màu vàng sậm, phần củ thẳng dài, khi ngâm cho ra màu rượu màu vàng nhạt.

Công dụng của rượu Ba kích đối với sức khỏe

Ba kích là một loại nguyên liệu tự nhiên cung cấp nhiều thành phần dinh dưỡng, giúp bồi bổ sức khỏe, đặc biệt là đối với phái nam. Dưới đây là một số công dụng tiêu biểu của rượu Ba kích:

  • Giúp tăng cường sức khỏe sinh lý ở nam giới, gia tăng lượng tinh trùng, cải thiện chất lượng tinh dịch và bảo vệ DNA của tinh trùng trước những yếu tố gây hại.
  • Làm tăng khả năng sản xuất hormone Testosterone, tăng cường ham muốn tình dục, chữa chứng rối loạn cương dương và suy nhược cơ thể.
  • Giúp kháng viêm, giảm sưng do có chứa thành phần vitamin C hỗ trợ chống oxy hóa, bảo vệ các tế bào, tái tạo collagen và các mô liên kết mới.
  • Tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện sức đề kháng, bồi bổ cơ thể nhờ chứa nhiều vitamin, khoáng chất quan trọng.
  • Kích thích hệ tiêu hóa, thúc đẩy sự thèm ăn nhờ cung cấp chất vi sinh thông qua quá trình lên men rượu.
  • Hoạt động như một bài thuốc chống viêm, giảm đau nhức, tê bì chân tay và ngăn ngừa các bệnh phong thấp, thoái hóa xương khớp.
  • Làm chậm quá trình loãng xương, mạnh gân cốt nhờ chứa các hợp chất như Choline và Anthraquinone.
  • Kiểm soát huyết áp cao, gia tăng sự dẻo dai và thúc đẩy tích cực các hoạt động nội tiết.

Xem thêm: 3 Cách ngâm rượu mận tốt cho sức khỏe, thơm ngon, dễ thực hiện

Chuẩn bị nguyên liệu để ngâm rượu Ba kích

Cách ngâm rượu Ba kích ngon cần được thực hiện đúng từ khâu lựa chọn và sơ chế nguyên liệu. Để QKAWine mách bạn một vài thông tin sau:

Cách chọn củ Ba kích ngâm rượu

Cách chọn củ Ba kích ngâm rượu
Ba kích trắng và Ba kích tím là hai loại được sử dụng phổ biến để ngâm rượu

Ba kích trắng và Ba kích tím là 2 loại được sử dụng để ngâm rượu nhiều nhất. Sử dụng loại nào trong 2 loại này là tùy thuộc vào nhu cầu, khả năng tài chính của mỗi người.

Tuy nhiên để rượu Ba kích khi ngâm cho ra hương vị đạt chuẩn, củ Ba kích cần có kích thước đồng đều, hạn chế hư hại, ảnh hưởng tới phần thịt bên trong. Nên ưu tiên chọn Ba kích rừng thay vì Ba kích trồng, vì Ba kích rừng có tuổi thọ lâu năm, tích lũy nhiều chất dinh dưỡng và không chứa các chất kích thích tăng trưởng, thuốc trừ sâu như Ba kích trồng.

Cách sơ chế củ Ba kích đơn giản

Củ Ba kích tươi sau khi mua về đem rửa sạch cho hết đất, dùng bàn chải để chà sạch hoặc có thể dùng vòi rửa công suất lớn để đẩy nhanh bụi bẩn tồn tại trên lớp vỏ.

Sau khi rửa sạch, bạn tiến hành rút lõi Ba kích bằng 1 trong 3 cách sau:

  • Cách 1: Dùng dao chẻ đôi tại phần giữa của lõi để việc tác lõi dễ dàng hơn.
  • Cách 2: Dùng tay bẻ nhỏ từng phần thịt một của của Ba kích, sau đó tách bỏ phần vỏ.
  • Cách 3: Dùng dao đập dập phần vỏ, sau đó trước phần thịt ra khỏi lõi.

Nguyên nhân cần phải rút lõi Ba kích là vì phần này không chứa dưỡng chất, không có tác dụng chữa bệnh. Đồng thời một số người sử dụng cho rằng, lõi Ba kích chứa các thành phần không tốt cho sức khỏe và khi ngâm có thể làm giảm hương vị của rượu.

Sau khi rút lõi, rửa thịt Ba kích qua rượu trắng một lần để khử khuẩn và giúp rượu ngâm thành quả được trong hơn.

Đối với Ba kích khô bạn không cần rút lõi mà chỉ cần sơ chế sơ qua với nước nước và tiến hành chế biến.

Chọn rượu và bình để ngâm rượu

Rượu ngâm Ba kích nên chọn rượu trắng hoặc rượu nếp có nồng độ cồn từ 40 độ trở lên. Nên chọn mua rượu nấu từ các làng nghề để nâng cao chất lượng hương vị. Tỷ lệ ngâm rượu Ba kích thường là 1:5, 1kg Ba kích ngâm với 5 lít rượu.

Bình ngâm rượu Ba kích chuẩn nhất là bình làm từ chất liệu thủy tinh hoặc sành sứ. Chất liệu này giúp hương vị rượu sau khi ngâm giữ được lâu hơn, đồng thời trong suốt quá trình ngâm cũng không gây biến chất, làm ảnh hưởng đến chất lượng của rượu. Nên chọn bình có dung tích tương thích với lượng rượu cần ngâm, tránh chọn bình quá to khiến lượng không khí trong bình cao, ảnh hưởng đến quá trình lên men.

Xem thêm: Cách làm rượu táo mèo ngon đơn giản tại nhà

Cách ngâm rượu Ba kích đúng chuẩn

1. Cách ngâm rượu Ba kích khô

Cách ngâm rượu Ba kích khô
Rượu ngâm Ba kích khô đơn giản, dễ thực hiện

Nguyên liệu:

  • Củ Ba kích khô (1kg)
  • Rượu trắng (8 lít)
  • Chảo sạch
  • Miếng ni lông
  • Bình thủy tinh hoặc sành sứ

Cách làm:

  • Cho ba kích khô lên chảo nóng, đảo đều từ 15-20 phút đến khi có mùi thơm.
  • Lấy một ít rượu trắng tráng qua bình ngâm.
  • Cho Ba kích đã xào và rượu vào bình.
  • Dùng miếng ni lông chèn kín miệng bình, tránh bay hơi.
  • Ủ rượu từ 2-3 tháng hoặc lâu hơn để vị rượu được đậm đà.
  • Sau đó bạn có thể thưởng thức.

2. Cách ngâm rượu Ba kích tươi

Nguyên liệu:

  • Củ Ba kích tươi (1kg)
  • Rượu trắng hoặc rượu nếp (5kg)
  • Muối (một ít)
  • Bình ngâm

Cách làm:

  • Ba kích tươi sau khi loại bỏ phần lõi tiến hành ngâm 15-20 phút và làm sạch trong nước muối loãng. Bước này vừa giúp làm sạch, vừa hạn chế hiện tượng váng trắng nổi trên bề mặt.
  • Vớt Ba kích ra để ráo.
  • Cho Ba kích và rượu vào bình ngâm.
  • Ủ rượu trong 2-3 tháng, có thể ngâm lâu hơn để rượu được ngon hơn.

Lưu ý: Củ Ba kích tươi chứa nhiều nước hơn, bạn nên làm loãng rượu bằng nước hoặc làm giảm nồng độ rượu để rượu ngâm có được hương vị cân bằng.

3. Cách ngâm rượu Ba kích cùng đỗ đen

Cách ngâm rượu Ba kích cùng đỗ đen
Rượu ngâm Ba kích với đỗ đen có tác dụng bổ thận, tráng dương

Nguyên liệu:

  • Ba kích tím (1kg)
  • Đỗ đen (1kg)
  • Rượu 40 độ (12-15 lít)
  • Bình thủy tinh
  • Chảo sạch

Cách làm:

  • Ba kích rửa sạch, bỏ lõi và giữ lại phần thịt.
  • Đỗ đen xào qua với lửa, đảo đều tay trong 5-10 phút, cho ra bát để nguội.
  • Cho đỗ đen, Ba kích và rượu đã chuẩn bị vào bình ngâm.
  • Đậy kín và ủ trong vòng 3 tháng là có thể sử dụng.

4. Cách ngâm rượu Ba kích với sâm cau

Nguyên liệu:

  • Sâm cau (1kg)
  • Ba kích (0.5kg)
  • Dâm dương hoắc (0.5kg)
  • Mật ong (200ml)
  • Rượu 37-40 độ (5 lít)
  • Bình ngâm

Cách làm:

  • Sơ chế ba kích, sâm cau, dâm dương hoắc.
  • Cho lần lượt các nguyên liệu đã chuẩn bị vào bình ngâm theo đúng tỉ lệ.
  • Đậy kín nắp và ngâm ủ tối thiểu 1 tháng và sử dụng.

5. Cách ngâm rượu Ba kích với nấm ngọc cẩu

Cách ngâm rượu Ba kích với nấm ngọc cẩu
Rượu ngâm Ba kích với nấm ngọc cẩu giúp bồi bổ dưỡng chất cho cơ thể

Nguyên liệu:

  • Củ Ba kích (1kg)
  • Nấm ngọc cẩu (1kg)
  • Rượu 40 độ (9-10 lít)
  • Bình ngâm
  • Quả la hán (2-3 quả)
  • Mật ong (2-3 chén nhỏ)

Cách làm:

  • Ba kích tươi rửa sạch, chỉ giữ lại phần thịt.
  • Nấm ngọc cẩu rửa sạch, dùng bàn chải cọ rửa để loại bỏ đất, cát.
  • Cho nấm và Ba kích vào bình ngâm.
  • Cho quả la hán và một ít mật ong vào ngâm cùng để làm giảm độ chát của nấm.
  • Đậy kín nắp và ngâm ủ trong 3-6 tháng.

Xem thêm: 3 Cách làm rượu chuối không bị chát đơn giản dễ làm

Uống rượu Ba kích như thế nào để đảm bảo hương vị?

Để rượu Ba kích phát huy công dụng tối đa bạn nên sử dụng với liều lượng phù hợp. Mỗi ngày nên dùng từ 4-10g Ba kích, còn với rượu ngâm thì dùng khoảng 30ml cho một lần uống, ngày uống tối đa 2 lần và nên sử dụng khi bụng no.

Đối với những người vừa mới uống thử Ba kích hoặc kết hợp Ba kích với các loại thảo dược, thoạt đầu có thể pha thêm mật ong để giảm độ chát của rượu, dễ uống hơn.

Những lưu ý khi ngâm rượu Ba kích

Cách ngâm rượu Ba kích sẽ đúng và đảm bảo an toàn nếu bạn không ngâm cả phần lõi của Ba kích với rượu. Phần lõi này không mang lại giá trị dinh dưỡng, thậm chí chứa độc tố gây hại khi ngâm lâu với đồ uống có cồn.

Tuân thủ thời gian ngâm cũng là một điểm cần lưu ý. Thời gian ngâm quá ngắn có thể khiến hương vị rượu không ngon, nồng độ cồn chưa được trung hòa, còn vị đắng, ngâm quá lâu có thể khiến rượu nhạt độ cồn, đậm mùi Ba kích, không hài hòa.

Một số câu hỏi thường gặp

Nên uống rượu Ba kích với liều lượng bao nhiêu?

Uống rượu Ba kích tối đa 2 lần mỗi ngày, mỗi lần 30ml và sử dụng sau khi ăn no. Liều lượng này là hợp lý để phát huy tối đa công dụng của rượu Ba kích, đồng thời hạn chế các tác dụng phụ mà rượu mang lại.

Ai không nên sử dụng rượu Ba kích?

Những người có tiền sử bệnh tim, huyết áp thấp, bệnh về đường tiêu hóa hoặc gặp các vấn đề như tinh trùng yếu, khó xuất tinh, xơ gan, viêm thận không nên sử dụng rượu Ba kích. Ngoài ra, người cao tuổi, trẻ em, phụ nữ mang thai, cho con bú và người chuẩn bị phẫu thuật cũng không nên sử dụng thức uống này.

Cách bảo quản rượu Ba kích?

Sau khi ngâm xong bạn chỉ cần để rượu y nguyên trong bình ngâm, khi nào dùng thì chiết ra. Để bình ngâm ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp và sự xâm hại của côn trùng. Đậy kín nắp sau mỗi lần sử dụng để đảm bảo chất lượng và hương vị cho lần tiêu dùng kế tiếp.

Rượu Ba kích ngâm bao lâu thì chuyển màu tím?

Vì phần thịt Ba kích tím có màu tím khá đặc trưng, do đó chỉ cần ngâm 1 ngày là bạn đã thấy rượu chuyển dần sang màu tím. Tuy nhiên để uống được thì thời gian ngâm cần đạt mức tối thiểu là 2-3 tháng.

Nên chọn Ba kích tươi hay Ba kích khô để ngâm rượu?

Chọn Ba kích khô hay tươi là tùy thuộc vào nhu cầu của bạn. Ba kích tươi thường không bảo quản được lâu, chưa rút lõi nên đòi hỏi bạn phải có kinh nghiệm ở khâu này. Tuy nhiên việc mua Ba kích tươi giúp giảm bớt rủi ro mua phải hàng giả, hàng nhái.

Ba kích khô đã được rút lõi, bảo quản được trong thời gian dài, thuận tiện hơn. Tuy nhiên tỉ lệ bị tẩm chất bảo quản là khá cao, nguy cơ mua phải hàng giả lên tới 70%, đồng thời Ba kích khô được đánh giá là không sạch bằng Ba kích tươi.

Ngâm rượu Ba kích bao lâu thì có thể sử dụng?

Rượu ngâm trong lọ thủy tinh, có thể dùng sau 4-5 tháng ngâm ủ. Đối với chum sành, sứ nên sử dụng sau 3 tháng. Tuy nhiên để hương vị rượu được đậm đà và đúng chuẩn nhất, khuyên bạn nên sử dụng từ 6 tháng trở đi, vì rượu Ba kích để càng lâu càng ngon, chất sành của bình ngâm cũng giúp khử sốc và andehit, làm rượu êm mượt hơn.

Lời kết

Bài viết trên đây là những chia sẻ do QKAWine cung cấp về chủ đề: Cách ngâm rượu Ba kích thơm ngon, đạt chuẩn. Hy vọng với 5 công thức mà chúng tôi chia sẻ, bạn đã tìm được một vài cách ngâm rượu phù hợp với nhu cầu và sở thích của mình.

Nội dung liên quan: