Rượu vang – một loại thức uống phổ biến, được tạo ra từ quá trình lên men các giống nho. Với những tầng hương vị đa dạng và đặc trưng , rượu vang đã trở thành một phần không thể thiếu văn hóa ẩm thực và đồ uống trên khắp thế giới. Vậy hãy cùng QKAWine tìm hiểu về các thành phần rượu vang qua bài viết dưới đây. Rượu vang được tạo ra từ quá trình lên men nho và bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố.

Dưới đây là những thành phần chính có trong rượu vang:

Tannin

Tannin là một thành phần tạo nên vị chát của vang. Chất Tannin trong rượu vang được tìm thấy từ các bộ phận của nho như vỏ, cuống và hạt nho. Do đó, rượu vang đỏ so với vang trắng có tỷ lệ Tannin cao hơn hẳn (vì vang đỏ sử dụng cả vỏ để làm rượu).

Tannin trong rượu vang
Tannin có trong rượu vang

Ngoài ra, chất Tannin được bổ sung từ những thùng gỗ sồi ủ rượu. Với những thùng gỗ sồi mới (trẻ) thường sẽ có hàm lượng Tannin nhiều hơn những thùng gỗ sồi đã qua nhiều lần sử dụng. Cũng chính vì vậy mà hiện nay, nhiều nhà sản xuất dùng bột Tannin để có thể gia tăng được tỷ lệ cho chất này cho các dòng vang.

Canxi Cacbonat

Canxi Cacbonat được sử dụng để làm giảm hàm lượng Axit của rượu vang thành phẩm và đôi khi được bổ sung vào trong trường hợp những giống nho gặp vấn đề khi chín do sự ảnh hưởng khí hậu nơi chúng được trồng. Và nó thường được thêm vào trước hoặc khi bắt đầu quá trình lên men, do đó, nó không ảnh hưởng đến hương thơm của rượu.

Acid

Acid trong rượu vang
Acid trong rượu vang

Khi thưởng thức rượu vang, người dùng có thể cảm nhận được vị chua trong rượu, đó là do thành phần Axit của rượu tạo nên. Những loại Axit trái cây chủ được tìm thấy trong vang bao gồm Axit Malic, Axit Lactic, Axit Tartaric, Axit Xitric, Axit Axetic và Axit Succinic. Đa số của dòng rượu vang có nồng độ axit trong khoảng từ 2,5 – 5,5 độ PH.

Những quốc gia nằm trong khu vực có khí hậu lạnh như Anh, Pháp,… thường sản xuất những loại rượu vang có hàm lượng Axit cao. Với những quốc gia có khí hậu nóng như Australia thì rượu vang thường có tỷ lệ Axit thấp, đảm bảo cho quá trình axit hóa. Với những vang có hàm lượng Axit cao, bạn có thể dùng kèm với các món chiên để có thể cân bằng vị.

Cồn

Nồng độ cồn trong rượu vang
Nồng độ cồn của rượu vang

Đây là thành phần được sinh ra thông qua quá trình lên men đường tự nhiên trong nho. Hàm lượng đường của nho được dùng để sản xuất rượu sẽ quyết định rượu vang có bao nhiêu độ cồn. Nho có hàm lượng đường càng cao thì nồng độ cồn sẽ càng cao và ngược lại, hàm lượng đường của nho càng thấp thì nồng độ cũng sẽ thấp.

Nồng độ cồn thông thường của rượu vang dao động từ 8 – 15%. Đối với các loại vang có hàm lượng cồn trên 15% thường được người ta pha thêm chất cồn. Và độ nồng của vang sẽ phụ thuộc vào hàm lượng cồn có trong rượu.

Nước nho cô đặc

Hay còn được gọi với cái tên Mega Purple hoặc Ultra Red, là một loại chất cô đặc có nguồn gốc từ giống nho Teinturier. Những chất tăng cường rượu này giúp cho màu của rượu vang đỏ đậm hơn. Đồng thời, thêm một chút đường vào để tạo cảm giác êm dịu trong miệng và làm cho hương vị rượu trở nên mượt mà hơn.

Nấm men

Đây là thành phần chính trong quy trình sản xuất rượu vang, men sẽ giúp chuyển hóa đường thành rượu. Một số nhà sản xuất sẽ sử dụng men nuôi cấy để tăng hương vị đặc trưng vốn có của nó hoặc sử dụng men trong quá trình lên men lần thứ hai (lên men malolactic), trong đó axit malic đắng có trong tự nhiên được chuyển thành axit lactic mềm hơn.

Hương vị

Các nhà sản xuất rượu đã sử dụng những thùng gỗ sồi để tạo hương vị cho rượu với hương vani ngọt ngào, nhưng đầy mạnh mẽ (được tìm thấy trong thùng gỗ sồi Mỹ) hoặc hương vị cân bằng các loại gia vị tinh tế (được tìm thấy trong thùng gỗ sồi Pháp).

Những hương vị của rượu vang
Hương vị trong rượu vang

Bên cạnh đó, nhiều nhà sản xuất rượu đã sử dụng thêm những vụn gỗ sồi, bột hoặc thanh gỗ sồi vào rượu để phân bổ đều các hương vị tinh tế đó (như quế, đinh hương, kẹo dẻo rang,…) trước khi được đem đi lọc sau quá trình lên men.

Đường

Đường là yếu tố quyết định độ ngọt của rượu vang. Đối với quá trình lên men nho, nếu không bị kìm hãm thì hàm lượng đường trong rượu vang sẽ đạt tối thiểu 1g/lít. Chính vì vậy, quá trình lên men nho nếu can thiệp càng sớm thì hàm lượng đường có trong rượu sẽ được giữ lại càng cao và rượu sẽ có vị ngọt hơn.

Botrytis – một loại nấm có lợi, sống trên những vỏ nho chín làm cho những trái nho bị giảm đi lượng nước nhưng làm tăng lượng đường trong nho. Những trái nho bị nhiễm nấm Botrytis sẽ có vẻ ngoài rất xấu, bạc màu, nhăn nheo những sản xuất rượu vang sẽ cho ra những loại vang rất ngon.

Nước

Nước sẽ được thêm vào khi bắt đầu quá trình sản xuất rượu vang để giúp giảm nồng độ cồn cao và tăng độ cân bằng cho rượu vang. Và cần lưu ý rằng không bao giờ được sử dụng nước như một mánh khóe để đổ đầy chai rượu.

Các khoáng chất

Những khoáng chất trong rượu vang
Các khoáng chất có trong rượu vang

Các khoáng chất được tìm thấy ở bên trong rượu như:

  • Flouride (40%) – Ngăn ngừa tình trạng sâu răng.
  • Mangan (10%) – Chống khả năng oxy hóa.
  • Kali (5%) – Bảo vệ sức khỏe và tim mạch.
  • Sắt (4%) – Cung cấp oxy cần thiết cho cơ thể.
  • Vitamin B6 (4%) và Vitamin B2 (3%) – Hỗ trợ thêm năng lượng cho cơ thể và chống oxy hóa.
  • Photpho ( 3%) – Hỗ trợ điều tiết hormone, tiêu hóa và xương.
  • Choline (2%) – Nuôi dưỡng chức năng của não và gan.

Chất chống vi sinh vật – Sulfur Dioxide

Sulfur Dioxide khi kết hợp với oxy sẽ có giúp bảo quản rượu vang không bị oxy hóa một cách nhanh chóng và làm mất đi hương vị gốc vốn có của rượu. Một số ý kiến khác lại nói rằng rượu vang mà không có chất sulfur thì không thể uống nổi.

Bạn có thể dễ dàng tìm thấy sulfur trong nhiều loại thực phẩm khác nhau như: trứng, giấm, đậu phộng hay các thực phẩm lên men,..Trong rượu vang có tương đối lượng sulfur tuy nhiên vẫn không bằng những loại trái cây như măng khô, táo khô, nho khô,…

Người ta thường bổ sung thêm chất sulfur trong quá trình sản xuất rượu để ức chế vị chua do chất axit tạo ra. Lượng sulfur được phép sử dụng trong vang từ 160 – 400 ppm tùy thuộc vào dòng vang và theo quy định. Thông thường, rượu vang đỏ sẽ có ít sulfur hơn so với vang trắng bởi vang đỏ chứa nhiều tannin có thể ức chế sự lên men quá đà.

Hợp chất Kali Sorbat & Kali Metabisulfite

Hợp chất Kali Sorbat và Kali Metabisulfite trong rượu vang
Rượu vang có chứa hợp chất Kali Sorbat & Kali Metabisulfite

Cả kali sorbat và kali metabisulfite đều được sử dụng như một chất bảo vệ trong quá trình sản xuất rượu vang để ngăn chặn vi khuẩn và ngăn men bị hỏng.

Những thành phần này rất thích hợp để sử dụng cùng nhau trong quá trình lên men, vì chúng hòa quyện với nhau tạo cơ hội tốt hơn để lên men hiệu quả, giúp ngăn ngừa vi sinh vật làm hỏng rượu và tăng thêm hương vị tổng thể đồng thời ức chế quá trình hóa nâu do enzym trong rượu vang trắng.

Nguyên liệu Non-Vegan

Nguyên liệu Non-Vegan bao gồm các chất làm mịn và chất làm trong, tuy nhiên, chúng không được sử dụng trong tất cả các loại rượu vang. Chúng chỉ chủ yếu xuất hiện trong phân khúc rượu vang hữu cơ hay bởi các nhà sản xuất rượu vang thủ công phản đối việc sử dụng thêm enzym.

Một nguyên liệu Non – Vegan khác như lòng trắng trứng, đất sét bentonite, protein động vật có vú và nhựa. Tất cả đều được đem đi lọc sạch trước khi quá trình đóng chai bắt đầu.

Xem thêm: Kích thước chai rượu vang: Đường kính & Chiều cao tiêu chuẩn

Trên đây là bài viết về thành phần rượu vang mà QKAWine muốn chia sẻ. Những thông tin đó hy vọng sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức cũng như hiểu biết hơn về dòng rượu vang này. Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi!

Trả lời