Hiện nay, trên thị trường quốc tế, rượu vang đã trở thành một trong những loại đồ uống phổ biến và được ưa chuộng rộng rãi. Sức hấp dẫn của nó không chỉ là do hương vị thơm ngon đặc trưng, mà còn là kết quả của quá trình sản xuất cẩn thận từ 100% nho lên men tự nhiên. Bài viết này của QKAWine sẽ giải thích quy trình sản xuất rượu vang và làm thế nào nó đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng.

Quả nho làm rượu vang có cấu tạo như thế nào?

Được cấu tạo từ 4 phần khác nhau bao gồm cuống nho, thịt nho, vỏ nho và hạt nho. Mỗi phần có chứa những thành phần sẽ ảnh hưởng đến nước nho trong quá trình ép, cụ thể:

Cấu tạo của quả nho làm rượu vang
Cấu tạo của quả nho
  • Cuống nho: Chứa Tannin. Tannin là chất tạo ra vị đắng và vị chát của rượu. Độ tannin càng cao thì rượu vang sẽ càng giữ được lâu hơn. Rượu vang đỏ so với rượu vang trắng sẽ có nồng độ tannin cao hơn. Ngoài ra, chất tannin còn được biết đến như là một chất chống oxy hóa, giúp làm đẹp da.
  • Vỏ nho: Cũng chứa chất tannin, đem đến màu sắc của rượu và men tự nhiên. Với vang đỏ, màu của vang được tạo ra khi ngâm vỏ nho cùng với nước nhau trong một khoảng thời gian.
  • Thịt nho: Chứa khoảng 70% – 80% nước, là nguyên liệu chính trong quá trình sản xuất rượu vang. Nó còn chứa nồng độ axit tự nhiên và hàm lượng đường giúp cho quá trình lên men được diễn ra dễ dàng hơn mà không cần thêm các chất nào khác.
  • Hạt nho: Cũng chứa tannin và một phần nhỏ dầu, bạn sẽ cảm nhận được vị chát khi cắn phải hạt nho.

Xem thêm: Rượu vang có hạn sử dụng không? Để lâu có uống được không?

Quy trình sản xuất rượu vang đạt tiêu chuẩn quốc tế

Bước 1: Chọn thời điểm thu hoạch nho

Đây được xem là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của vang. Nếu thu hoạch quá sớm, nho chưa chín, hàm lượng đường và axit sẽ không được cân bằng dẫn đến rượu sẽ có vị chát. Còn nếu thu hoạch quá muộn, hàm lượng đường và axit sẽ giảm, làm cho rượu quá ngọt.

Giống nho dùng để sản xuất rượu vang
Thời điểm thu hoạch nho rất quan trọng trong quá trình sản xuất rượu vang

Thời gian thu hoạch chuẩn:

  • Tiến hành thu hoạch từ tháng 8 – tháng 11 đối với những vùng ở phía trên đường xích đạo.
  • Thu hoạch từ tháng 2 đến tháng 4 đối với những nơi ở phía dưới đường xích đạo.

Hai hình thức được dùng để thu hoạch nho phổ biến:

  • Hái nho thủ công bằng tay, được dùng với những nơi có những quy định khắt khe về rượu vang
  • Sử dụng những máy móc công nghệ để thu hoạch.

Bước 2: Nghiền nho lấy nước

Sẽ không có sự phân biệt giữa những trái nho đã được thu hoạch, tất cả đều được mang đi ép ở bước này. Đối với vang đỏ và vang trắng sẽ có những quy trình ép nho khác nhau:

  • Vang đỏ: Nho sẽ được luân chuyển đến nhà máy sau khi thu hoạch để có thể tiến hành nghiền nho lấy nước. Với vang đỏ thì cả vỏ và nước nho sẽ được chứa cùng với nhau trong những thùng chứa để lên men.
  • Vang trắng: Trong quá trình ép nho trắng, những vỏ nho sẽ được loại bỏ, chỉ đem ép thịt nho. Phần nước nho sau khi ép sẽ được chứa trong những bể chứa trong một khoảng thời gian để cặn lắng xuống, sau đó phần nước nho phía trên sẽ được chuyển sang những thùng khác.

Bước 3: Lên men

Đây là quá trình con men tự nhiên sẽ hấp thụ hàm lượng đường và sản sinh ra nồng độ cồn.Tùy theo từng phương pháp sản xuất rượu vang thì quá trình lên men sẽ có những khoảng thời gian dài ngắn khác nhau.

Quá trình lên men rượu vang
Quá trình lên men rượu vang

Với vang đỏ, người sản xuất thường đảo khuấy nước nho nhiều lần để vỏ có thể chìm xuống nhằm tăng mức độ tiếp xúc giữa nước nho và vỏ nho. Qua đó, khi cacbon đioxit sẽ thoát ra, bề mặt sẽ tiếp nhận thêm oxy làm cho quá trình lên men được diễn ra tốt hơn.

Bước 4: Quy trình ép

Đối với rượu vang đỏ, bởi được quá trình nghiền lấy nước khá nhẹ nhàng nên những trái nho đỏ sẽ được tiến hành ép lần hai sau khi quá trình lên men được diễn ra. Quy trình ép này chỉ áp dụng cho việc sản xuất vang đỏ, không cần áp dụng đối với vang trắng.

Bước 5: Lọc và làm trong

Hệ thống lọc sẽ giúp cho nước nho loại bỏ được những cặn bẩn hoặc tạp chất nào khác, đảm bảo độ trong nhất định của rượu. Quá trình này tiến hành nhiều lần từ 6 tháng đến 3 năm.

Quy trình này có thể thực hiện bằng các phương pháp hoàn toàn khác nhau, như dùng đất sét, trứng, bột cá hay bông, giấy. Cần cẩn thận trong quá trình này bởi lọc và làm trong quá mức có thể đánh mất đi hương vị đặc trưng của rượu.

Bước 6: Ủ rượu

Quy trình ủ rượu vang trong thùng gỗ sồi
Ủ rượu vang trong thùng gỗ sồi

Rượu sẽ được ủ lâu hơn khi trong những thùng thép hơn những thùng gỗ. Với phương pháp ủ lạnh thì cũng lâu hơn so với ủ nóng.

  • Thời gian ủ rượu vang: Từ 3 tháng đến 3 năm và thậm chí còn hơn.
  • Chất liệu của thùng ủ rượu: Thùng gỗ sồi hoặc loại thép không gỉ.
  • Độ mới của thùng: Có thể sử dụng những thùng gỗ sồi với 100% mới hay 70% mới. Bạn cũng có thể dùng những thùng gỗ sồi đã được sử dụng nhiều lần.
  • Loại thùng ủ: Dùng những thùng gỗ sồi của Pháp hoặc Mỹ.

Bước 7: Đóng chai và dán nhãn

Quá trình đóng chai và dán nhãn rượu vang
Đóng chai và dán nhãn rượu vang

Đây là một khâu quan trọng, những chai vang cần phải được đóng gói một cách kỹ càng và tỉ mỉ để tránh vi khuẩn, đảm bảo được sức khỏe của người dùng và không bị ảnh hưởng trong quá trình vận chuyển. Cuối cùng, sản phẩm sẽ được phân phối trên thị trường.

Xem thêm:

Trên đây là bài viết về quy trình sản xuất rượu vang đạt tiêu chuẩn và chi tiết nhất. Những gì mà QKAWine chia sẻ mong rằng sẽ giúp bạn có thêm những thông tin, những hiểu biết về dòng rượu vang.

Trả lời