Đôi khi việc mua sắm rượu ngoại sẽ có đôi chút khó khăn đối với khách hàng, lý do chính là vì nhiều người chưa nắm rõ các thuật ngữ về rượu mạnh. Thông thường, từng sản phẩm rượu sẽ có những thuật ngữ trên nhãn, khiến nhiều thực khách không biết nên lựa chọn ra sao. Trong bài viết này, hãy cùng QKAWine tìm hiểu về các thuật ngữ trong rượu mạnh được cập nhật mới nhất năm 2025.

1. Các thuật ngữ trong rượu mạnh Whisky

Whisky là dòng rượu mạnh được lên men trực tiếp từ các loại ngũ cốc như gạo, lúa mì, ngô,.. Cho ra sản phẩm có nồng độ cồn cao, từ 40-48º tùy dòng. Hiện nay, Whisky là một trong những loại rượu mạnh phổ biến bậc nhất trên thị trường. Dưới đây là một số các thuật ngữ liên quan thường được sử dụng trong rượu mạnh Whisky:

1.1. Thuật ngữ chỉ loại rượu Whisky

Whisky có khá nhiều loại khác nhau, những từ ngữ dùng để miêu tả cho chúng là:

– Whisky: Đây là tên gọi dùng để chỉ rượu Whisky được sản xuất tại Scotland. Thường có thành phần chính gồm ngũ cốc, nấm men và nước lã.

– Whiskey: Tên gọi tạo ra từ Whisky và thêm chữ “e” để phân biệt nguồn gốc của rượu. Whiskey dùng để chỉ rượu được sản xuất tại Ireland.

– Scotch: Đây là rượu Whisky được chưng cất và tạo ra từ Scotland. Đa số các dòng Whisky được sản xuất ở nhiều nơi khác chứ không phải Scotland. Tuy nhiên, Scotch đã thành công tạo ấn tượng trong lòng người sử dụng.

– Bourbon: Bourbon là từ chỉ rượu Whisky làm từ 51% ngô, được chưng cất đến không quá 80% ABV. Chúng sẽ được ủ trong thùng gỗ sồi trắng, cháy mới, thường không cao hơn 62% ABV. Dòng Whisky này được gọi là Bourbon khi được sản xuất tại Mỹ.

– Whisky Tennessee: Một dòng Whisky khá tương đồng với Bourbon về mặt kỹ thuật, nhưng hương vị và tinh thần thì không. Tuy có nhiều bước kỹ thuật giống Bourbon, nhưng Tennessee trải qua thêm một giai đoạn gọi là “Hạt Lincoln” với mục đích “làm mịn” thành phẩm. Tạo ra sự độc đáo và đặc trưng cho rượu.

các thuật ngữ trong rượu mạnh whisky
Whisky có nhiều loại đa dạng và đều được yêu thích

1.2. Thuật ngữ chỉ nguyên liệu làm Whisky

Ngoài các dòng Whisky cơ bản, những nguyên liệu làm ra rượu cũng có tên riêng. Các thuật ngữ cơ bản về thành phần Whisky bao gồm:

– Malt Whisky: Hay còn gọi là Whisky hạt đơn, chỉ rằng nguyên liệu thô của sản phẩm là mạch nha, lúa mạch. Thường được lên men và chưng cất trong nồi tĩnh. Nhờ phương pháp này, Whisky cho ra hương vị hảo hạng hơn so với hỗn hợp Whisky của nhiều loại ngũ cốc. Tuy nhiên, không phải toàn bộ các Malt Whisky đều chất lượng, vì sản phẩm thượng hạng khá khó tìm.

– Malt: “Hạt Đơn” là thuật ngữ chỉ lúa mạch nảy mầm với phương pháp ngâm trong nước. Sau đó, dùng nhiệt để sấy khô. Rồi chúng sẽ tiếp xúc với quá trình mạch nha chuyển hóa tinh bột dữ trữ, thành hợp chất hòa tan như đường maltose. Quá trình lên men được hình thành từ đây rồi tiếp tục tiến hành làm khô. Toàn bộ các công đoạn được làm với mục đích tạo mùi thơm cho mạch nha.

– Grain Whisky: Đây là dòng Whisky có nguyên liệu thô là lúa mạch, lúa mì hoặc ngô chưa ướp muối. Chúng được sản xuất theo một quá trình liên tục tại một cột tĩnh. Hiện nay, có tám nhà máy chưng cất ngũ cốc như vậy ở Scotland.

– Single Malt: Đây là từ chỉ rượu Whisky chỉ được sản xuất tại một nhà máy chưng cất duy nhất. Chúng không có sự xuất hiện của việc pha trộn với loại khác.

– Blended Malt: Chỉ hỗn hợp mạch nha.

– Vatted Malt: Đây là loại mạch nha được tạo ra từ sự pha trộn của nhiều dòng mạch nha lẻ. Whisky tạo ra từ Vatted Malt có hương vị độc đáo, nhiều loại phong phú hơn.

– Blended Scotch: Một dòng Whisky có tỷ lệ khoảng 40% mạch nha và 60% ngũ cốc. Đối với các dòng chất lượng cao, sẽ chứa nhiều hơn 40% mạch nha. Càng nhiều mạch nha, hậu vị càng đậm đà quyến luyến hơn.

– Corn Whiskey: Đây là dòng Whisky có thành phần chủ yếu từ ngô. Sản phẩm yêu cầu phải có ít nhất 80% là ngô bên trong mashbill. Hương vị rượu nhẹ nhàng, ngọt ngào và đậm đà. Thời gian ủ rượu thường ngắn hơn Bourbon hoặc Rye Whisky nhưng không cần thiết phải diễn ra.

– Peated: Dòng Whisky khói đặc trưng của nhà chưng cất Kurayoshi. Đây là một dòng rượu được giới hạn bên trong core range Matsui. Sản phẩm được ủ trong thùng gỗ sồi trắng, không pha thêm màu. Thông thường, Peated có thời gian ủ tối thiểu là 3 năm.

các thuật ngữ trong rượu mạnh whisky
Whisky thường được làm từ các loại hạt như lúa mạch, ngũ cốc được chưng cất và lên men

1.3. Thuật ngữ chỉ quy trình

Tiếp tục với Whisky là các thuật ngữ chỉ quy trình. Một số từ thường gặp là:

– Mashing: Đây là quy trình nghiền đại mạch, chúng được trộn với nước nóng và đun sôi lên. Dần dần tạo ra chất lỏng có tên “wort” rồi được bơm vào chậu rồi thêm men. Quy trình này xảy ra trước quá trình lên men.

– Milling: Quy trình này diễn ra tại nhà máy, khi đại mạch và lúa mạch được nạp vào phễu, nghiền liên tục qua con lăn nghiền mạch nha. Tỷ lệ này gồm có 10% bột, 20% vỏ và 70% các loại hạt sạn và được kiểm tra rất kỹ lưỡng. Chúng sẽ không bị thoát ra quá nhanh để tránh tình huống khai thác tối đa.

– Mothballed: Đây là thuật ngữ để mô tả trạng thái làm việc của nhà máy chưng cất rượu. Nếu một nơi gắn mác “Mothballed” tức là chúng đã bị đóng cửa nhưng có thể có khả năng khởi động lại. Từ này ám chỉ rằng việc đóng cửa do bị chiếm đoạt hoặc đang hoạt động mà có lỗi phải dừng lại.

1.4. Thuật ngữ chỉ quá trình sản xuất Whisky

Trong quá trình sản xuất Whisky, những thuật ngữ sẽ xuất hiện thường xuyên gồm có:

– Malting: Đây là quá trình hạt lúa mạch tự nhiên nảy mầm bằng phương pháp ngâm nước, sau đó được sấy khô. Lúa mạch thường được giữ trong một nhiệt độ cố định, hoặc được quay đều để làm nóng. Quá trình nảy mầm sẽ chuyển hóa thành tinh bột. Từ tinh bột tạo thành đường và lên men với phương pháp chưng cất.

– Marrying: Một giai đoạn mà nhiều loại Whisky được trộn với nhau trong một thùng lớn. Chúng sẽ được hòa cùng nhau trước khi đóng chai. Một số dòng Whisky sẽ được trải qua Marrying một thời gian ngắn, rơi vào vài tháng rồi mới đóng chai để tạo ra hương vị thơm ngon.

– Mash: Quá trình này là sự kết hợp của mạch nha và nước nóng. Chúng được tạo ra tại thùng tôn chứa hạt ngâm nước nóng, gọi là Mash Tun.

– Master Blender: Đây là từ chỉ những người chuyên phối trộn, làm ra thành phẩm rượu. Những Master Blender có trách nhiệm quản lý chất lượng Whisky trước khi cung cấp cho một địa chỉ công ty nào đó.

1.5. Những từ chỉ độ tuổi/độ cồn Whisky

Đối với độ tuổi/ độ cồn của Whisky, nhà sản xuất sẽ dùng những từ như:

– Age Statement: Đây là từ chỉ Whisky có “độ tuổi trẻ nhất”. Một lưu ý dành cho quý khách là việc tính tuổi trưởng thành của Whisky sẽ dừng lại ở công đoạn đóng chai. Ví dụ như Whisky được ủ 12 năm, đóng chai thêm 4 năm thì tính là 12 tuổi chứ không phải 16 tuổi. Tuy nhiên, một số trích dẫn năm sẽ có sự thay đổi.

– Proof: Hay còn gọi là 2 lần độ cồn. Whisky có thể cao tới 175 độ Proof Anh, tương đương với 85% Vol. Proof là công cụ xác định trọng lượng riêng của chất lỏng có độ chính xác cao.

– Oak/Cask: Thuật ngữ chỉ thùng ủ Whisky.

– Double/Triple/Quadruple cask: Chỉ số thùng ủ xuyên suốt quá trình làm rượu.

2. Các thuật ngữ trong rượu mạnh Vodka

Vodka là dòng đồ uống bắt nguồn từ Ba Lan, Nga. Nguyên liệu chủ yếu tại đây chủ yếu là nước và ethanol, đôi khi có thêm một chút hương liệu. Rượu Vodka có nồng độ cồn tối thiểu là 37.5%. Để lựa chọn một chai rượu mạnh hợp với bản thân, hãy tham khảo qua một số thuật ngữ cụ thể như sau:

các thuật ngữ trong rượu mạnh vodka
Vodka là dòng rượu nổi bật có hương vị quyến rũ nồng đậm

2.1. Double/Triple/Quadruple Distilled

Thuật ngữ này chỉ số lần chưng cất một sản phẩm. Mỗi lần hoàn thành, tạp chất trong rượu lại thêm sạch và tinh khiết hơn. Thông thường, rượu được chưng cất càng nhiều lần, lại càng thêm mượt mà tại vòm miệng.

2.2. Charcoal Filtered

Có nghĩa là than lọc. Rượu Vodka là phần than được lọc sau khi chưng cất, loại bỏ thêm các axit béo, đồng còn sót lại ở trong rượu. Nhà sản xuất tin rằng, quá trình loại bỏ này tạo ra sản phẩm trọn vẹn, thượng hạng hơn.

2.3. Distilled From Wheat

Lúa mì chính là nguyên liệu ngũ cốc phổ biến nhất xuất hiện trong Vodka bởi năng suất cao của chúng. Theo nhà sản xuất tại Nga, Vodka làm từ lúa mì cùng một chút hồi hương đem lại cảm giác uống béo ngậy quyến rũ, bởi chúng chứa ít đồng hơn Vodka ngô hoặc khoai tây. Một số loại Vodka như Russian Standard, Stolichnaya, Grey Goose và Absolut Vodka thường được làm từ lúa mì.

2.4. Distilled From Rye

Những loại Vodka thủ công truyền thống có xuất thân ở Ba Lan hoặc các dòng rượu Vodka mới tại Mỹ từ vùng Đông Bắc đều có nguyên liệu là lúa mạch đen.

2.5. Distilled From Potatoes

Các loại Vodka làm từ khoai tây thường đắt và có số lượng ít nhất vì sản lượng thấp và khó sản xuất. Khi thưởng thức, Vodka khoai tây thường có kết cấu dạng kem, tạo cảm giác thư thái tuyệt đối.

2.6. Distilled From Barley

Lúa mạch không xuất hiện quá nhiều tại Vodka, chúng thường được trộn lẫn với các loại ngũ cốc nghiền nhuyễn khác trước khi chưng cất. Vodka có 100% lúa mạch thường phổ biến tại Phần Lan, thương hiệu chính là Finlandia, Koskenkorva. Đối với Vodka lúa mạch, chúng đem lại hương vị ngọt tựa mật ong cùng các nốt hương bánh mì, men quẩn quanh vòm miệng. Một chút dầu sẽ đọng lại trên miệng li sau khi thực khách thưởng rượu.

2.7. Premium Vodka

Tuy chưa có khái niệm cụ thể về Vodka cao cấp như thế nào, nhưng thuật ngữ này thường đề cập tới mức giá của dòng rượu mạnh. Những dòng Vodka có giá trên $45 đều được điền vào danh sách Premium Vodka.

2.8. Neutral Spirit

Đây là từ chỉ những loại Vodka không thuộc nhóm rượu mạnh. Chúng là những sản phẩm trung tính, chất lượng không quá cao. Từ đó, cho ra mắt thị trường các dòng Vodka có giá rẻ, dễ mua sắm và sản xuất.

2.9. Vodka Belt

Đây là một thuật ngữ quan trọng cần biết, tuy không có định nghĩa chính xác cụ thể. Hiện nay, hơn 70% rượu Vodka tại thị trường đều được bắt nguồn từ Châu Âu, tại các quốc gia tạo nên “Vành đai Vodka” thuộc Bắc Âu. Cụ thể là Phần Lan, Thụy Điển, Na Uy. Tiếp theo là các nước Baltic gồm Latvia, Estonia, Lithuania, Nga, Ba Lan, Belarus và Ukraine.

3. Các thuật ngữ trong rượu mạnh Brandy

Brandy là một sản phẩm rượu mạnh được sản xuất bằng cách chưng cất rượu vang. Tuy nhiên, ngoài nho, sản phầm cũng được chưng cất bởi nhiều loại trái cây khác như mơ, táo, đào,.. Để hiểu thêm về dòng rượu này, tìm hiểu một số thuật ngữ liên quan ngay dưới đây:

3.1. Thuật ngữ cơ bản của Brandy

Khi nhắc tới Brandy, những thuật ngữ cơ bản thường thấy nhiều nhất bao gồm:

– Cognac: Cognac là dòng rượu mạnh Brandy nổi tiếng nhất toàn thế giới. Chúng chỉ được sản xuất từ nho trồng tại vùng AOC, miền Tây nước Pháp. Rượu Brandy Cognac sẽ được chưng cất hai lần trong nồi đồng, trải qua quá trình sản xuất nghiêm ngặt.

– Brouillis: Hay còn gọi là rượu cốt. Đây là thành phẩm được sinh ra từ quá trình chưng cất lần đầu tiên. Quá trình này tập trung tạo ra mùi thơm, độ cồn của rượu và cho ra Brouillis.

– Eau-de-Vie (Rượu chưng cất): Rượu chưng cất là thành phẩm được tạo ra từ phương pháp cơ bản, cổ truyền nhất. Đây là các dòng Brandy được làm từ trái cây, được lên men rồi chưng cất hai lần và có vị trái cây rất nhẹ nhàng.

– Ly uống Brandy: Dòng ly uống Brandy thường là ly dạng ngắn, có đáy rộng và đỉnh tương đối hẹp. Ngoài việc dùng để phục vụ Brandy, nó còn được dùng để rót rượu lâu năm như Bourbon, Whisky hoặc rượu mạnh.

– Brandy táo: Tuy có tên là Brandy táo, nhưng dòng rượu này chủ yếu làm từ thịt, thân, vỏ hoặc những phần còn lại của nho sau quá trình ép lấy nước cốt. Từ đó, gốc của chúng sẽ có vị gắt, cần ủ trong thùng gỗ sồi lâu hơn nhằm phát triển mùi vị, hương vị đặc trưng.

– Brandy hoa quả: Tên gọi dùng để chỉ chung các dòng Brandy được lên men từ hoa quả khác ngoại trừ nho. Brady hoa quả không bao gồm dâu, bởi dâu không đủ hàm lượng đường để sản xuất rượu có nồng độ cồn cần thiết. Tuy nhiên, nó thường được dùng để ngâm rượu mạnh, tạo ra hương vị thơm ngon, ngọt ngào.

3.2. Vùng sản xuất Brandy

Sau đây là một số tên gọi thuộc về vùng sản xuất Brandy:

– Grande Champagne: Rượu cognac thượng hạng nhất được sản xuất tại vùng này.

– Crus: Một số vùng cố định theo quy định của pháp luật sẽ sản xuất tại nơi đây, những vị trí này được gọi là Crus.

– Petite Champagne: Vùng này được đánh giá cao thứ hai, xếp sau Grande Champagne. Nơi đây cũng rất nổi tiếng với chất lượng rượu.

– Borderies: Một địa chỉ sản xuất rượu khá nhỏ.

– Fins Bois: Trong ngành sản xuất rượu cognac, vùng này được đánh giá cao thứ tư trên tổng số các vùng sản xuất.

– Bon Bois: Vùng sản xuất cognac có hương vị cay nồng đặc trưng hơn những vùng khác. Được đánh giá cao thứ năm.

– Armagnac: Dòng Brandy cao tuổi nhất tại Pháp.

– Lourinha: Dòng Brandy thịnh hành ở Bồ Đào Nha.

Đa phần những dòng Brandy nho tại Mỹ sẽ được sản xuất tại California. Một số vùng chuyên sản xuất, bao gồm: Christian Brothers, Coronet, E&J, Korbel, Paul Masson.

các thuật ngữ trong rượu mạnh brandy
Brandy thường được sản xuất tại những nơi như Pháp, Bồ Đào Nha,…

3.3. Tuổi rượu Brandy

Bên cạnh vùng sản xuất, những cụm từ chuyên dùng để chỉ tuổi rượu Brandy cũng rất quan trọng, cụ thể như:

– A.C: Rượu có 2 năm ngâm trong thùng gỗ.

– VS: Là từ viết tắt cho cụm Very Special. Sản phẩm thông thường có độ tuổi ít nhất từ 2-4 năm.

– 3 Star: Hay còn gọi là ba sao, tương đương với VS. Đây là dòng rượu trẻ tuổi, thường giao động ít nhất từ 3-5 năm. Sản phẩm có giá thành mềm mại, được tiêu thụ phổ biến.

– VSOP: Đây là chữ viết tắt của cụm từ Very Special Old Pale. VSOP Brandy thường có độ tuổi tối thiểu là 4 năm.

– XO: Từ viết tắt của Extra Old. XO Cognac sẽ ít nhất 6 năm tuổi, nhưng thông thường chúng có độ tuổi trung bình là 20 năm.

– Napoléon: Những dòng sản phẩm trên 10 năm tuổi, tuy nhiên, từ này không liên quan tới hoàng đế Napoleon của Pháp. Đây chỉ đơn thuần là cụm từ chỉ tuổi rượu, có nghĩa là “Hoàng đế của các lò rượu”. Tương tự với Napoléon, một số từ khác đồng nghĩa ví dụ như Cordon Blue, Anniversary, Reserve Prince Hubert.

– S.X.O: Cụm từ viết tắt của Extra Old, có giá thành khá cao và chất lượng hảo hạng. Thông thường độ tuổi của Extra Old dao động từ 20 năm trở lên.

– Extra, Extra Veille, Grande Reserve: Đây là sản phẩm rượu đặc biệt quý hiếm, tuổi rượu sẽ từ 45 tuổi trở lên.

– Ugni Blanc: Còn có tên gọi khác là Trebbiano tại châu Âu. Đây là tên của một giống nho, góp mặt trong 90% rượu Brandy.

– Chais: Có nghĩa là hầm chứa. Những nơi brandy được lưu trữ để tăng tuổi thọ, gọi là Chais.

4. Các thuật ngữ trong rượu mạnh Gin

Gin là một loại rượu mạnh, được sản xuất tại Hà Lan, mang hương vị cây bách xù rõ rệt, được cân bằng lại với sắc thái cân bằng của các loại gia vị, thảo mộc cùng các dòng trái cây khác. Gin có hương vị cực kì đặc biệt, được nhiều người yêu thích. Cùng QKAWine tìm hiểu một số thuật ngữ Gin để dễ dàng lựa chọn sản phẩm phù hợp hơn với nhu cầu cá nhân:

4.1. Từ ngữ cơ bản

Những thuật ngữ cơ bản về rượu Gin không quá nhiều, gồm có:

– Patent Still: Đây là phương pháp chưng cất Gin công nghiệp.

– Navy Strength Overproof: Một thuật ngữ chỉ dùng cho Rum hoặc Gin. Từ này chỉ xuất hiện trên nhãn sản phẩm có nồng độ từ 57% vì có nghĩa chỉ các loại rượu có nồng độ cồn mạnh mẽ.

4.2. Thuật ngữ phân loại rượu Gin

Gin không chỉ có một loại duy nhất, những phân loại sản phẩm của dòng rượu này gồm có:

– London Dry Gin: Một dòng Gin nổi tiếng, phổ biến nhất. Chúng thường được chưng cất nhiều lần với những thành phần thảo mộc. Sản phẩm có vị đặc trưng là thơm cay, cùng chất rượu trong suốt.

– Plymouth Gin: Đây là dòng Gin có vị ngọt thơm hơn một chút so với London Dry Gin. Thường có hương vị trái cây hòa quyện hoàn hảo với thảo mộc truyền thống.

– Old Tom Gin: Có nét tương đồng với Dry Gin, điểm khác biệt là Old Tom Gin sẽ được bổ sung thêm đường khi chưng cất.

– Genever Gin: Đây là từ dùng để chỉ loại Gin được tạo ra bởi sự kết hợp của Plymouth Gin, London Dry Gin và Old Tom Gin.

các thuật ngữ trong rượu mạnh gin
Gin có nhiều phân loại khác nhau như Old Tom Gin, Genever Gin,…

5. Các thuật ngữ trong rượu mạnh Rum

Rum là dòng rượu được chưng cất từ nước ép mía hoặc nước đường đã lên men. Tùy theo từng loại rum, cách chưng cất cũng theo đó khác nhau. Nơi sản xuất nổi tiếng của Rum là các quốc gia ở Nam Mỹ như Cuba, Brazil,.. Nhằm mang lại cái nhìn tổng quan về rượu Rum, những thuật ngữ dùng để miêu tả là:

5.1. Thuật ngữ cơ bản

Để chỉ rượu Rum, nhà sản xuất thường sử dụng một số từ sau:

– Rhum: Đây là từ chỉ Rum trong tiếng Pháp.

– Ron: Có nghĩa là rượu Rum trong tiếng Tây Ban Nha.

– Rhum Agricole: Chỉ những nơi chuyên chưng cất Rum từ nước mía thay vì mật mía.

– DISCUS: Từ viết tắt của Distilled Spirits Council of US. Đây là tên của một nhóm thương mại.

– Thùng đơn: Đây là thùng duy nhất cho ra sản phẩm đóng chai ở một số nhà sản xuất. Vì thế, các nhà sản xuất sẽ pha trộn các thùng với nhau để tạo ra hương vị nhất quán trong từng sản phẩm. Tránh tình huống làm thay đổi vị rượu sau mỗi lần ủ.

5.2. Đơn vị trong sản xuất Rum

Khi làm ra một sản phẩm Rum, nhà sản xuất thường dùng những thuật ngữ riêng để chỉ đơn vị và dụng cụ, bao gồm:

– Anh gallon (hay còn gọi là Anh Quốc): Đây là đơn vị đong đếm thể tích của Vương Quốc Anh.

– US gallon (Còn được gọi là Gallon Mỹ): Đây là đơn vị đong đo thể tích tại nước Mỹ.

– ABV: Chỉ nồng độ cồn trong thể tích.

– ABW: Độ cồn rượu theo khối lượng.

– Alcohol equivalence: Thuật ngữ chỉ khẩu phần tiêu chuẩn của rượu.

– American Gallon: Đơn vị đo có lượng bằng 231 inch khối, 0.38 gallon Anh hoặc 3.785 lít.

– Imperial Gallon: Đây là đơn vị đo thể tích của Anh Quốc. Mức độ tương đương của nó bằng 4.564 lít, 1,2 US gallon hoặc 277,42 inch.

– Barrel: Hay còn gọi là Thùng. Cũng là một đơn vị thể tích hoặc chỉ thùng gỗ chứa Rum. Tại Anh, một thùng tương đương với 43.2 gallon, còn ở Mỹ, một thùng là 31.5 gallon.

các thuật ngữ trong rượu mạnh rum
Rượu Rum thường có những đơn vị đo riêng

5.3. Thuật ngữ trong dụng cụ sản xuất rượu Rum

Xuyên suốt quá trình sản xuất rượu Rum, để thuận tiện hơn, một số thuật ngữ sau được sử dụng thường xuyên:

– Coffey Still: Tương tự các cột liên tục, thuật ngữ được lấy tên từ chính người sáng tạo ra nó là Coffey Still.

– Column Still: Đây là máy chưng cất, bơm nguyên liệu đã theo men liên tục vào một cột. Hiệu quả hơn chưng cất bằng nồi vì Column Still sẽ làm hơi nước bốc lên, giúp rượu nhanh bay hơi hơn.

– Continuous Still: Là một trong những dụng cụ sản xuất Rum. Tương tự với Coffey.

– Pot Still: Thuật ngữ chỉ nồi chưng cất. Khi dùng nó, nhà sản xuất dùng nồi để tạo một hỗn hợp trộn lẫn sau mỗi mẻ trộn. Rượu sẽ bay hơi ở nhiệt độ thấp hơn nước, chuyển hóa và ngưng tụ thành dạng chất lỏng.

– Congeners are substances in alcohol: Một thuật ngữ chỉ “chất làm cong” xuất hiện trong rượu. Thường góp mặt trong rượu mạnh như Rum,.. hoặc rượu vang. Chúng tạo ra hương vị rượu nồng đậm cho sản phẩm, đôi khi là cảm giác nôn nao cho người có tửu lượng thấp.

5.4. Thuật ngữ trong sản xuất rượu Rum

Khi sản xuất Rum, nhà sản xuất thường sử dụng các thuật ngữ chuyên nghiệp khi sản xuất, một số thuật ngữ sau sẽ xuất hiện:

– Distillation: Có nghĩa là chưng cất, chỉ quá trình nhà sản xuất để tách rượu ra khỏi nước.

– Distilled spirits: Còn gọi là chưng cất, dùng để chỉ các entanol mà nhà sản xuất chưng cất để sản xuất.

– Fermentation: Thường được biết là quá trình lên men của nấm, chúng sẽ chuyển hóa đường thành rượu và giải phóng cacbon dioxide.

– Finish: Giai đoạn hoàn thiện, hỗ trợ dư vị đọng lại sau khi chưng cất.

– Barrel Proof: Barrel Proof dùng để chỉ các nhà máy đã không pha loãng rượu sau khi lấy ra khỏi thùng. Từ đó, chúng có nồng độ cao hơn so với phương thức truyền thống.

– Cask Strength: Thuật ngữ chỉ việc nhà sản xuất không pha loãng rượu trước khi đóng chai, làm proof cao hơn so với các cách khác.

– Barrel aging: Có nghĩa là lão hóa thùng. Đây là quá trình chưng cất trong thùng gỗ sồi. Thông thường, nhà sản xuất sẽ dùng những vật chứa cũ hoặc làm nóng dung dịch bên trong thùng.

– Caramen: Đây là nguyên liệu đường được nấu chín, tạo ra màu nâu cánh gián.

– Cask Aging: Chỉ sự lão hóa của các thùng.

5.5. Những tên gọi cho các thể loại rượu Rum

Rum bao gồm nhiều thể loại đa dạng, một số thuật ngữ để phân biệt những dòng khác nhau là:

– Jamaican Rums: Loại Rum có màu sắc đậm, hoặc thường được sản xuất tại Jamaican.

– Rỉ đường: Đây là sản phẩm phụ sau quá trình làm đường tinh thể từ cây mía xay.

– Overproof: Chỉ các loại Rum có nồng độ cồn cao, hương vị mạnh mẽ.

– Navy Strength: Từ dùng chỉ sản phẩm có ABV từ 57% trở lên.

– Medium-bodied Rums, có thể thêm tiền tố golden hoặc amber: Đây là Rum thường có màu vàng hoặc hổ phách, thân rượu trung bình và hương vị đậm đà hơn. Thông thường, cần ủ ít nhất từ 2-3 năm trước khi cho ra mắt sản phẩm.

5.6. Thuật ngữ chỉ tính chất rượu Rum

Rum là một loại rượu có nhiều tính chất khác nhau, mỗi kiểu sản phẩm đều có một cách gọi riêng. Cụ thể như:

– Dark Rums: Rum sẫm màu hoặc màu đen , có hương vị êm dịu và được ủ từ năm tới bảy năm. Càng ủ lâu, hương vị và màu sắc càng đậm đà. Tuy nhiên, đôi khi chúng được thêm caramen để tăng cường tính chất.

– Light-Bodied Rums, có thể thêm tiền tố white hoặc sliver: Các sản phẩm Rum có màu trắng hoặc bạc, hương vị tinh tế thanh dịu. Nhà sản xuất thường ủ chúng trong thời gian một năm trở xuống.

– Spiced +aromatic Rums: Đây là Rum có mùi thơm của gia vị. Chúng có hương vị rất tinh tế, được tạo ra bởi nhiều thành phần nguyên liệu khác nhau. Nhà sản xuất sẽ nuôi dưỡng chúng từ một năm trở xuống.

– Cachaca: Đây là từ chỉ một loại Rum cay, ra đời ở Brazil từ nước mía lên men. Chúng thường có nồng độ dao động từ 38-48% tùy theo thể tích.

– Rum Trivia: Chỉ những chai Rum không có Natri, Gluten, Carbonhydrate hoặc Cholesterol dưới bất cứ hình thức nào.

– Barbados: Sản phẩm Rum Barbados thường có vị khói, và sản xuất tại đảo Bardados.

6. Thuật ngữ về hoạt động phục vụ rượu mạnh

Khi phục vụ rượu mạnh cho thực khách, có riêng một vài thuật ngữ được dùng để chỉ các hoạt động và nhu cầu. Một số cụm từ đó cụ thể là:

– Neat: Có nghĩa là nguyên chất. Thực khách sẽ order khi muốn thưởng thức một ly rượu không thêm đá, không thêm nước, làm lạnh hay pha bất cứ thứ gì để làm loãng rượu.

– Straight Up/Up: Tương tự với Neat, nhưng đây là thuật ngữ chỉ việc gọi phục vụ rượu đã được ướp lạnh nhưng không thêm đá.

– On the Rocks: Cách gọi cổ điển cho việc nếu thực khách muốn thưởng thức rượu mạnh đã bỏ thêm một chút đá viên mát lạnh.

– Finger: Đây là thuật ngữ chỉ lượng rượu đã được rót vào ly, chỉ tương đương ngang với một ngón tay khi cầm. Có thể order một ngón tay, hai ngón tay,…

– Twist: Khi order một loại rượu mạnh nào kèm thêm “Twist”, tức là thực khách mong muốn pha thêm chanh vào đó.

– Cocktail: Chỉ những đồ uống là hỗn hợp được pha chế từ nền rượu mạnh.

– Mocktail: Là một cách pha chế mới mẻ, tương tự cocktail nhưng không có sự góp mặt của cồn.

– Virgin: Đây là hỗn hợp thức uống đã được tách cồn.

– Well Drink: Đây là từ chỉ các thức uống được pha chế từ hỗn hợp nhiều nguyên liệu tại quầy bar, quán rượu tại nhà hàng, tương tự cocktail nhưng dùng rượu mạnh có tầm giá thấp

– Shaken & Stirred: Có nghĩa lắc và khuấy. Những đồ uống dùng thuật ngữ này sẽ được tạo ra bằng cách lắc nguyên liệu cùng đá, rồi đập nhỏ hoặc giữ nguyên. Thao tác này làm giảm bớt độ nồng, giúp thức uống thoáng khí và làm dịu mùi. Còn đồ uống khuấy cùng đá sẽ tạo cảm giác trơn trượt, mềm mịn hơn khi thưởng thức.

– Dirty: Chỉ thức uống liên quan tới Martini, chuẩn bị dùng cùng ôliu ngâm muối. Kết quả cho ra một thức uống có mùi vị muối đậm đà kèm chút chua thanh của ôliu.

– Dry: Những thức uống liên quan tới Martini, nhưng thêm một chút rượu nền khác như Vermouth để hậu vị giảm ngọt. Dry cũng dùng để order đồ uống chỉ thêm một chút chất phụ gia tạo độ ngọt vào trong.

– Shooter & Shot: Một Shot để chỉ một lượng nhỏ rượu mạnh sẽ rót vào ly shot. Shooter tức là thức uống hỗn hợp của rượu mạnh với hương liệu khác, được phục vụ trong ly shot.

– Chaser & Back: “Back” để chỉ thực khách uống một thức uống nào đó cùng rượu mạnh, có thể là soda. Một “Chaser” là dùng một thức gì ngon miệng hơn sau khi uống một shooter.

các thuật ngữ trong phục vụ rượu mạnh
Việc phục vụ rượu mạnh cũng sở hữu riêng một số thuật ngữ cụ thể

7. Thuật ngữ về chưng cất rượu nói chung

Khi nhắc tới quá trình chưng cất, một số các thuật ngữ cụ thể dành riêng cho hình thức này bao gồm:

– Distillation: Đây là quá trình tách các thành phần từ chất lỏng. Ví dụ cụ thể là sử dụng sự bay hơi và ngưng tụ để tách ethanol và nước.

– Mash/Wash/Wine: Thuật ngữ để mô tả chất lỏng lên men, dựa trên các loại hạt bắt nguồn từ trái cây hoặc rau quả rồi chưng cất. Một số loại rượu được làm từ trái cây rồi chưng cất cho ra thành phẩm Brandy.

– Proof: Thuật ngữ từ xa xưa vẫn được áp dụng tới ngày nay. Proof có ý chỉ gấp đôi lượng cồn dựa trên thể tích của rượu mạnh. Ví dụ như Whisky có 40% ABV là sở hữu 80 Proof. Tuy nhiên, hệ thống Proof ở Mỹ và Anh sẽ khác nhau. Ngoài ra, Overproof và Navy Strength dùng để chỉ rượu Rum và Gin, hay các loại rượu mạnh có ABV trên 57% hoặc cao hơn.

– Pot Distillation: Thao tác dùng bình, nồi để chưng cất Mash hoặc Wash theo từng mẻ một. Để rượu bốc hơi vào ống, cô đặc lại thành chất lỏng. Hình thức chưng cất thường được diễn ra sớm, tốn nhiều thời gian và công sức, tạo ra các sản phẩm rượu mạnh.

– Column Distillation: Sử dụng hệ thống cột để chưng cất. Thông thường, Wash thường được bơm liên tục vào cột để hơi nước bốc lên và tách ethanol ra. Tạo ra rượu mạnh nguyên chất, có ABV cao hơn và ít mùi hơn.

– Congeners: Đây là hợp chất không phải ai cũng mong muốn bay hơi với Ethanol như một phần quá trình chưng cất. Chúng được tìm thấy tại những dòng rượu có màu sẫm, góp phần tạo ra đặc tính mạnh của sản phẩm. Kết quả tạo ra góp phần vào hậu vị quyến rũ của rượu.

– Barrel hoặc Cask-Aging: Quá trình có tên là “ủ” hoặc lão hóa trong thùng gỗ, thường là thùng gỗ sồi. Có thể thực hiện trong thùng mới toanh hoặc những thùng đã được dùng ủ những loại rượu khác. Ngoài ra, chúng có thể được đốt cháy hoặc chưa từng bị làm nóng bao giờ. Việc lão hóa diễn ra nhằm giảm độ gay gắt, thêm vào màu sắc và đặc tính từ thùng.

– Barrel Proof/Cask Strength: Đây là thuật ngữ thường xuất hiện trên bao bì rượu Whisky, chỉ rượu không bị pha loãng khi được bỏ ra khỏi thùng. Những dòng này có nồng độ cao hơn so với rượu mạnh truyền thống.

– Infusion: Còn được gọi là “Sự truyền đạt”. Quá trình này diễn ra nhằm cho các thành phần mà nhà sản xuất bổ sung vào rượu những hương vị mong muốn, có thể là trái cây, rau, gia vị. Thường được cho trực tiếp vào rượu mạnh, ngâm trong một thời gian cụ thể. Lý do chính cho việc ngâm riêng biệt là bởi có những thành phần sẽ gây độc nếu kéo dài thời gian quá lâu. Infusion thường diễn ra với các dòng rượu nhẹ nhàng hơn, khi hương vị rất dễ nhận biết.

Bài viết trên đây chính là tổng hợp toàn bộ các thuật ngữ cần biết dành riêng cho các loại rượu mạnh. Từng dòng rượu đều có những từ ngữ dành riêng cho chúng, tạo ra sự chuyên nghiệp và đặc điểm riêng của các sản phẩm. Khi khách hàng đã nắm bắt được những từ ngữ của các chai rượu bản thân mong muốn, chắc hẳn việc lựa chọn sẽ thêm phần dễ dàng, đơn giản hơn.