Rượu vang gắn liền với sự tinh tế và sang trọng, đã được thưởng thức phổ biến và rộng rãi tại nhiều đất nước trên thế giới. Hiện nay, vang không chỉ được thưởng thức nguyên chất mà còn dùng với nhiều món ăn tạo nên sự kết hợp hoàn mỹ. Bên cạnh đó, cũng có những loại thực phẩm không thích hợp ăn với rượu vang. Trong bài viết này, QKAWine sẽ cung cấp cho bạn một số lưu ý về uống rượu vang không nên ăn gì.
Nội dung chính
Uống rượu vang không nên ăn gì? Top 10+ món ăn cần tránh khi uống rượu vang
Uống rượu vang cùng với một số món ăn không phù hợp sẽ làm giảm đi ít nhiều hương vị của rượu, tạo ra mùi vị rất khó chịu cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe từ các phản ứng hóa học của chúng. Dưới đây là một số loại thực phẩm QKAWine khuyên bạn không nên dùng với vang:
Phô mai xanh
Mặc dù hầu hết các loại phô mai đều kết hợp tốt với rượu vang nhưng loại phô mai xanh khá khó để kết hợp. Đặc tính nổi bật của phô mai xanh là mùi thơm nồng và cay, chủ yếu là do hợp chất alkan-2-one. Mùi nồng này lấn át hương vị mạnh mẽ có trong vang, đặc biệt ở hầu hết các loại rượu vang khô.
Một trong những loại vang QKAWine đề xuất dùng cho phô mai xanh là rượu vang Port. Vang Port có độ chua giúp trung hòa hương vị đậm của phô mai. Chất kem có trong phô mai với vị ngọt của rượu vang sẽ tạo nên một sự kết hợp hài hòa. Các loại vang khác có thể dùng là rượu vang đậm và có độ cồn cao như Zinfandel, Shiraz hoặc vang trắng ngọt tráng miệng.
Sushi
Sự kết hợp giữa cá sống, rong biển và mè có trong sushi khó để hòa vào hương vị của rượu vang. Trên thực tế, một nghiên cứu được thực hiện ở Nhật Bản đã khám phá lý do tại sao cá và rượu vang đỏ không nên dùng với nhau. Kết quả cho thấy một lượng nhỏ chất sắt trong vang đỏ có thể tương tác với dầu cá và để lại dư vị tanh.
Muốn thưởng thức sushi, thông thường nên chọn loại rượu vang trắng khô từ các vùng sản xuất có khí hậu mát mẻ, chẳng hạn như Gruner Veltliner từ Áo, Muscadet hoặc Blanc từ Thung lũng Loire hoặc Extra Brut, đặc biệt là từ Vallée de la.
Xem thêm: Rượu vang nước nào nổi tiếng? Top 6 nước sản xuất hàng đầu
Phở
Phở, cũng như các món ăn khác như cháo lòng, bún, bún bò, miến gà, súp hải sản… đều có nước dùng được nêm nếm đậm đà, thường có vị cay, mặn thường không kết hợp được với rượu vang.
Ở ẩm thực phương Tây, rượu vang thường được thưởng thức với nhiều món nước nhưng ẩm thực Việt Nam thường hạn chế kết hợp rượu vang với các món có nước dùng. Lý do nằm ở sự khác biệt về sở thích, khẩu vị giữa các nước, khi người Tây có chế độ ăn tương đối nhạt hơn người Việt và thường không ảnh hưởng đến mùi vị vang.
Để thưởng thức trọn vẹn rượu vang, nên ăn phở xong rồi uống một cốc nước lọc trước khi thưởng thức để trung hòa hương vị có trong miệng, sẵn sàng bước vào hành trình mĩ vị của rượu vang.
Kẹo cao su
Kẹo cao su là một loại kẹo mềm không nuốt giúp thơm miệng khử mùi hôi. Cho dù loại kẹo bạn ăn có vị nho, cam, dưa hấu hay bạc hà, có đường hay không đường, thì nhai kẹo cao su đều có thể làm thay đổi hương vị của rượu.
Kể cả nhai và nhổ kẹo cao su vài giờ trước khi uống rượu thì vẫn ảnh hưởng đáng kể đến vị giác. Chính vì vậy không nên nhai kẹo cao su trước khi thưởng thức rượu. Nếu lỡ nhai kẹo cao su, hãy nhổ bã kẹo ra và làm sạch miệng.
Bạc hà
Khi bàn luận đến vấn đề uống rượu vang không nên ăn gì thì cũng như kẹo cao su, mặc dù bản thân lá bạc hà không có mùi cũng không độc hại, nhưng chúng có hương vị mạnh có thể át đi hương vị tinh tế của mọi loại rượu vang. Hương vị chủ đạo có trong lá bạc hà có thể che lấp đi hoặc làm giảm hương vị đặc trưng của vani, việt quất, mận, đào và các mùi vị khác có trong các loại rượu vang khác nhau.
Khi thưởng thức một ly rượu vang tuyệt hảo, để nâng cao trải nghiệm uống vang thì nên tránh các món ăn có vị bạc hà và chọn các loại rau dễ ăn và kết hợp với rượu vang, chẳng hạn như rau diếp, cà chua, ớt chuông, bắp cải, khoai tây, củ cải đường, bông cải xanh và bắp.
Măng tây
Măng tây thường không thích hợp để kết hợp rượu vang bởi loại thực phẩm này chứa các hợp chất organosulfur. Các hợp chất này cùng với hàm lượng chất diệp lục tạo nên hương vị giống với vị của rượu vang bị hư. Rau xanh cũng chứa các chất này, nhưng vẫn có thể ăn với các loại vang trắng nồng nàn như Sauvignon Blanc, nhưng với măng tây thì không.
Một loại vang nổi bật có thể dùng khi ăn măng tây là Sherry khô ướp lạnh, chẳng hạn như Fino, Oloroso hoặc Manzanilla Sherry. Hương vị hạt dẻ trong Sherry làm tăng thêm hương vị cho măng tây và các món ăn như súp măng tây kem.
Sầu riêng
Sầu riêng là một loại trái cây phổ biến ở Nam Bộ nước ta, được biết đến với hương vị và mùi thơm rất đặc trưng. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng hàm lượng lưu huỳnh trong sầu riêng cao. Do hoạt động của các enzyme có trong loại quả này cản trở quá trình phân hủy aldehyde – sản phẩm phụ độc hại của quá trình chuyển hóa rượu.
Thường xuyên uống rượu vang với sầu riêng có thể ức chế khả năng thải độc của cơ thể và dẫn đến ngộ độc rượu; thậm chí có thể tử vong. Nên tránh kết hợp với loại quả này vì sức khỏe của bản thân.
Xem thêm: Cách pha chế rượu vang ngon khó cưỡng: Top 10 công thức hay
Nước mắm
Nước mắm là một trong số các loại gia vị phổ biến ở các quốc gia châu Á, trong đó có Việt Nam chúng ta. Rượu vang vốn được biết đến bởi hương vị nồng nàn đặc trưng của riêng nó. Mùi nồng và vị đậm của nước mắm sẽ lấn át vị tinh tế trong vang, làm mất đi sự thuần khiết và cân bằng.
Khi thưởng thức rượu vang, nên dùng kèm các loại gia vị thay thế cho nước mắm như muối, tiêu để bữa ăn thêm hài hòa, đậm đà. Tuy nhiên, nếu bạn có sở thích dùng nước mắm với rượu vang thì vẫn nên phụ thuộc nhiều vào sở thích của từng cá nhân; tạo nên những trải nghiệm độc đáo và mới lạ.
Xì dầu (Nước tương)
Hương vị của xì dầu được tạo nên từ quá trình lên men của đậu nành, lúa mì và muối. Xì dầu có vị lúa mì và bột ngọt đậm đà. Khi kết hợp xì dầu với rượu vang thì vị chua khi lên men đậu nành có thể tương khắc với một số loại vang không quá chua làm cho mùi vị rượu bị nhạt đi. Vị mặn của xì dầu giảm vị đắng của tanin trong một số loại vang.
Để khắc phục khuyết điểm này, bạn có thể kết hợp theo kiểu mặn ngọt bằng cách dùng vang sủi Moscato hoặc Brachetto d’Acqui. Những loại vang này tạo ra hương vị giống như teriyaki khi kết hợp với các món ăn làm từ đậu nành. Hoặc dùng các loại rượu Languedoc-Roussillon.
Cà phê
Hương vị rượu vang rất phức tạp bao gồm hương trái cây, hương đất và hương hoa; còn cà phê lại có vị đậm, đắng pha chút ngọt bùi. Khi kết hợp hai hương vị này với nhau thường bị xung đột và tạo ra hương vị khó uống.
Caffeine có trong cà phê là một chất kích thích có thể làm thay đổi vị giác của bạn và khiến rượu vang có vị đắng hoặc chua. Rượu còn có tính axit tự nhiên nên kết hợp nó với một loại đồ uống cũng có tính axit khác như cà phê dẫn đến trào ngược axit, ợ nóng và các vấn đề tiêu hóa. Nên dùng hai thức uống này riêng biệt với nhau.
Lòng lợn
Vẫn còn một số tranh cãi quanh sự phù hợp của việc kết hợp lòng lợn với rượu vang, vì nhiều người có quan điểm riêng về độ ngon của cách kết hợp này. Trước đây, người Việt Nam thường uống rượu khi thưởng thức lòng lợn, trong khi ở các nước phương Tây thường dùng phô mai để kết hợp với rượu vang.
Lòng lợn thường dai và khó tiêu, với hàm lượng protein và chất béo cao. Ngoài ra, trong lòng lợn có thể chứa độc tố nếu không được chế biến đúng cách. Mùi nồng của lòng có thể đọng lại trong miệng khi uống rượu, giảm trải nghiệm thưởng thức rượu. Thông thường nên hạn chế ăn lòng lợn khi kết hợp với rượu vang.
Một số lưu ý cần tránh khi chọn món ăn kết hợp rượu vang
Khi nói đến việc kết hợp các món ăn với rượu vang bên cạnh các món hạn chế dùng còn nên cân nhắc một số điều khác, dưới đây là những điều cần lưu ý:
- Chọn rượu vang mạnh với đồ cay: Các món ăn cay khi dùng với rượu mạnh có thể gây xung đột hương vị với nhau. Thức ăn cay sẽ làm giảm vị ngọt đặc trưng có trong rượu, khiến rượu có vị chua. Còn rượu vang làm tăng thêm cảm giác nóng. Nên chọn các loại vang ngọt, ít cồn.
- Chọn món tráng miệng ngọt hơn rượu vang: Khi thưởng thức một ly rượu vang với món tráng miệng, tốt nhất nên chọn món tráng miệng có vị ngọt hòa hợp với vị ngọt trong rượu vang. Tránh kết hợp rượu vang với các món tráng miệng quá ngọt.
- Chọn rượu có độ chua thích hợp: Nếu bữa ăn có các món ăn giàu tính axit như tương cà, sốt giấm, hoặc dùng nhiều chanh thì nên chọn loại vang có độ axit cao tương ứng. Kết hợp rượu vang có độ axit thấp hơn món ăn có thể làm giảm hương vị của rượu.
- Chọn loại rượu phù hợp cho món chính: Nên lựa chọn loại rượu vang thích hợp để bổ sung hương vị cho món chính trong bữa. Các loại thịt có hương vị mạnh như thịt bò và thịt lợn thường kết hợp tốt với rượu vang đỏ. Còn các loại thịt nhẹ vị hơn như thịt gà và cá hợp với các loại vang nhẹ hơn.
- Xem xét mùa: Rượu vang trắng thường được kết hợp với các bữa tiệc ngoài trời khi thời tiết ấm áp, không đồng nghĩa cần tránh thưởng thức nó khi thời tiết lạnh. Hãy kết hợp theo sở thích cá nhân và ướp lạnh hoặc ủ ấm tùy theo nhu cầu.
Xem thêm: Top 10+ quốc gia sản xuất nhiều rượu vang nhất thế giới
Lời kết
Thưởng thức rượu vang kết hợp cùng với thức ăn là cả một nghệ thuật ẩm thực đòi hỏi những hiểu biết và trải nghiệm nhất định. Có nhiều loại thực phẩm với các đặc tính xung khắc và mùi vị nồng không nên dùng với rượu vang. Trong bài viết này, QKAWine đã đem đến những kiến thức hữu ích về uống rượu vang không nên ăn gì và nhắc đến một số lưu ý khi kết hợp để tạo nên trải nghiệm ăn uống hài hòa và ngon miệng hơn.
Nguồn tham khảo:
- http://danviet.vn/10-sai-lam-khi-ket-hop-ruou-vang-voi-mon-an-nhat-dinh-phai-tranh-50202119119593736.htm
- https://www.24h.com.vn/am-thuc/10-sai-lam-khi-ket-hop-ruou-vang-voi-mon-an-nhat-dinh-phai-tranh-c460a1308035.html